Để đứng vững và phát triển trên thị trường, ngoài việc xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư lâu dài thì việc xác định thị trường mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vậy thị trường mục tiêu là gì? Sự khác biệt hóa và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? Cùng NQ News tìm hiểu vấn đề này trong bài viết tại đây.
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu (target market) là nơi chứa toàn bộ khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là không gian để người tiêu dùng và người bán có thể trao đổi, mua hàng hóa và mang lại nhiều giá trị lợi ích cho hai bên.
Thị trường mục tiêu là gì?
Hầu hết, các doanh nghiệp đều phải xây dựng và tìm kiếm thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và biến khách hàng trở thành trở thành người mua hàng trung thành nhất của doanh nghiệp.
NQ News cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website…) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp
Sau đây làì tầm quan trọng của thị trường mục tiêu trong chiến lược thu hút khách hàng mà bạn nên biết.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp luôn mong muốn cải thiện chất lượng, dịch vụ sản phẩm của mình để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Thông qua thị trường bạn có thể xác định mục tiêu cụ thể, đồng thời nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng tích cực đó.
Gia tăng hiệu quả trong quảng cáo
Nắm được thông tin thị trường đồng nghĩa với việc bạn đã nắm được hành vi khách hàng. Và hoạt động quảng cáo cũng trở lên dễ dàng hơn bởi mục tiêu đã được xác định.
Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp
- Thị trường mục tiêu cho cho doanh nghiệp biết được khách hàng họ cần gì?
- Thuộc nhóm đối tượng nào?
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?
Bằng cách nghiên cứu kết quả tìm kiếm, nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể tạo nên những thông điệp hữu ích đối với thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu thị trường là gì và các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả
Kiểm soát kỳ vọng dễ dàng
Giới thiệu và kiểm soát được sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp mang lại lợi ích chính xác trong tương lai và hiệu quả cao hơn so với nhiều phương hướng kinh doanh khác. Đồng thời giúp hạn chế đến mức thấp nhất những phương án thiếu tính khả thi.
Chiến lược xây dựng thị trường mục tiêu sẽ không xa rời thực tế. Cùng với đó là nguồn khách hàng trung thành và sẵn sàng quay lại lần sau.
Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường
Rất nhiều người nghĩ rằng, thị trường và thị trường mục tiêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nó sẽ khác nhau ở một số khía cạnh sau:
Thị trường
Là bao gồm tất cả khách hàng hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các yếu tố như: khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi cũng liên quan đến thị trường.
Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường
Đây là nơi người mua và người bán có thể trao đổi với nhau nhằm đem lại giá trị cho các bên.
Thị trường mục tiêu
Chỉ về sự phân khúc khách hàng vào các nhóm nhất định để phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây chính là phần thị trường chỉ bao gồm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược để nhằm mục đích thu hút nhóm khách hàng này và biến họ thành khách hàng trung thành của mình.
STP – Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả
Một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả trong việc nâng cao thị trường mục tiêu đó là chiến lược STP. Cụ thể chiến lược này được thực hiện qua các bước như sau đây:
Phân khúc thị trường (Segmentation)
Đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng quy tắc STP. Phân khúc thị trường sẽ tạo ra từ một thị trường từ không đồng nhất thành thị trường đồng nhất để doanh nghiệp thấy và nắm rõ được nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng.
Từ đó, có thể theo dõi hành vi của người tiêu dùng một cách dễ dàng và cũng có thể đưa ra chiến lược marketing hiệu quả.
STP – Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả
Các loại phân khúc của thị trường mục tiêu là:
- Phân khúc thị trường theo hình thức nhân khẩu học – xã hội học
- Phân khúc thị trường theo hành vi mua và sử dụng sản phẩm
- Phân khúc theo đặc điểm tâm lý khách hàng
- Phân khúc theo thị trường theo không gian địa lý.
Lựa chọn thị trường (Targeting)
Bước tiếp theo trong chiến lược STP là lựa chọn thị trường. Xác định được độ hấp dẫn cũng như điểm mạnh của mình sẽ giúp doanh nghiệp nắm được nguồn lực một cách tối ưu và ngược lại.
Việc lựa chọn sản phẩm có phân khúc thị trường cao sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không đủ điều kiện để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mong muốn.
Xem thêm: Target là gì? Hướng dẫn cách Target thị trường mục tiêu hiệu quả
Định vị sản phẩm (Positioning)
Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật kinh doanh của mình. Dựa vào Positioning được định vị sẵn, các doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá được thuộc tính của sản phẩm.
Đồng thời giúp bạn thấy được nhóm đối tượng khách hàng được xác định sẵn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường mục tiêu, vai trò cũng như cách để nâng cao, hiệu quả để thu hút lượng khách hàng. Với những thông tin mà NQ News chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều bước tiến mới trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.