Tháp nhu cầu dựa trên học thuyết Maslow là một công cụ hỗ trợ cho những người làm marketing trong việc giải quyết các bài toán về nghiên cứu và ứng dụng hành vi của người tiêu dùng.
Trong bài viết này, NQ News sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn tháp nhu cầu Maslow là gì cũng như tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của nó trong Marketing.
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Để hiểu được thuật ngữ “Tháp nhu cầu Maslow” trước hết cần phải nắm vững khái niệm của nó.
Định nghĩa về tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình được nghiên cứu và phát triển từ năm 1943. Và được đặt theo tên của người đã tìm ra nó – nhà tâm lý học Abraham Maslow.
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Đây là mô hình vô cùng nổi tiếng về động cơ và tâm lý của con người, năm mức độ nhu cầu của con người được thể hiện tương ứng với năm tầng của tháp. Mỗi tầng của tháp sẽ phản ánh nhu cầu theo từng mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao thì nhu cầu của con người càng được thể hiện cao hơn.
NQ News cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website…) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
Các cấp độ của tháp nhu cầu Maslow
Các cấp độ của tháp nhu cầu Maslow tính từ mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất bao gồm:
Các cấp độ của tháp nhu cầu Maslow
- Nhu cầu sinh lý (đáy tháp): Đây là nhu cầu cơ bản nhất đòi hỏi về những thể chất cho sự tồn tại của con người bao gồm không khí, đất, nước, thực phẩm, ngủ,…. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, con người sẽ không thể duy trì được sự sống. Vì vậy, đây chính là nhu cầu quan trọng phải đáp ứng đầu tiên.
- Nhu cầu được an toàn: Khi nhu cầu sinh lý của con người đã được đáp ứng thì nhu cầu được an toàn của con người sẽ được ưu tiên. Nhu cầu này bao gồm sức khỏe, thể chất, an ninh gia đình, việc làm, an ninh tài chính,…
- Nhu cầu xã hội: Khi nhu cầu sinh lý và an toàn được đáp ứng, con người sẽ tập trung sự chú ý của mình hơn vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo tháp nhu cầu, con người luôn khao khát yêu và được yêu. Họ muốn được hòa nhập vào cộng đồng, muốn sống trong một gia đình hạnh phúc, muốn có mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân. Nếu không đáp ứng được nhu cầu này họ sẽ lo lắng, cô đơn và trầm cảm.
- Nhu cầu được kính trọng: Tương tự với mong muốn được yêu thương, nhu cầu được kính trọng là điều mà bất kỳ ai cũng muốn được đáp ứng. Sự tôn trọng có thể được thực hiện thông qua sự tôn trọng của người khác, cảm giác tự trọng, sự thành thạo, độc lập, tự tin, tự do, năng lực,…
- Nhu cầu thể hiện bản thân (đỉnh tháp): Khi các nhu nói trên đều đã được đáp ứng, con người sẽ tập trung hơn vào những tiềm năng đầy đủ của họ. Mức độ nhu cầu này được tháp mô tả là con người luôn có mong muốn đạt được tất cả mọi thứ thuộc lĩnh vực của mình, phải đứng nhất và hoàn thiện được những gì mà mình đang sở hữu.
Thực chất, mục đích cuối cùng mà con người muốn được đáp ứng mọi nhu cầu ở mức độ cao hơn chính là để duy trì và bảo vệ những nhu cầu thấp hơn.
Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow có những ưu, nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow
- Là một bản tóm tắt vô cùng hữu ích thể hiện được nhu cầu của con người và được ứng dụng trong việc định vị sản phẩm, thiết kế, định giá sản phẩm trong các cửa hàng bán lẻ.
- Giúp người làm marketing có thể tập trung hơn vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu lớn nhưng có cùng chung nhu cầu về sản phẩm.
Nhược điểm
- Không thể đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu cũ của khách hàng một cách chính xác trước khi chuyển sang nhu cầu mới.
- Không có trình tự ưu tiên cho các nhu cầu của mỗi tầng.
- Hệ thống cấp bậc bị hạn chế hoặc không có giá trị do sự khác nhau giữa các nền văn hoá.
Tầm ảnh hưởng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Tháp nhu cầu Maslow được các nhà tiếp thị lựa chọn để hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai và xác định được nhu cầu của họ. Bởi tháp này có những ảnh hưởng nhất định trong Marketing như:
Tầm ảnh hưởng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Định vị và phân khúc khách hàng
Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu và mục đích về sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vì vậy, khi nắm rõ được nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu tập trung tại phân khúc nào nhiều nhất sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp tiếp thị phù hợp.
Nghiên cứu các hành vi khách hàng và truyền tải thông điệp
Khi xác định được một cách rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu thì bạn cần phải biết được những yếu tố nào tại phân khúc này có khả năng tác động đến quyết định mua sản phẩm bằng cách nghiên cứu hành vi qua sở thích, địa vị xã hội, giá cả, tính tiện dụng,…để truyền tải thông điệp phù hợp hơn với khách hàng.
Xem thêm: Hành vi người tiêu dùng là gì và cách nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiệu quả
Một vài lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow
Khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow, bạn cần phải biết đến và nắm rõ được một vài những lưu ý dưới đây.
Một vài lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow
- Nhu cầu không cần phải “dập khuôn” như học thuyết: Theo học thuyết, nhu cầu của con người sẽ phát triển từ đáy tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như thế bởi nhu cầu con người phụ thuộc vào tình hình và hoàn cảnh của mỗi người. Chỉ có vị trí của nhu cầu tâm lý không thay đổi đóng vai trò là cơ sở phát triển cho các nhu cầu khác.
- Không phải lúc nào nhu cầu cũng tăng: Hầu hết mọi người đều muốn tăng tiến nhu cầu của mình từ đáy đến đỉnh. Tuy nhiên, trình tự này có thể sẽ bị thay đổi hoặc gián đoạn do các yếu tố ngoại cảnh hay những biến cố như nợ nần, ly hôn, mất việc, tai nạn,… Khi có sự cố gián đoạn, thay vì tăng lên thì trình tự này sẽ được thiết lập lại.
- Không nhất thiết phải đáp ứng hết nhu cầu cũ để nhu cầu mới xuất hiện: Một mức độ nhu cầu của con người trong tháp sẽ không cần thiết phải được đáp ứng toàn bộ 100% thì mới được chuyển sang nhu cầu mới. Thực tế, khi nhu cầu cũ đã được thoả mãn ở một mức độ nhất định thì nhu cầu mới có thể được xuất hiện.
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh,… giúp doanh nghiệp hiểu được những mong muốn của nhân viên để có thể khai thác và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình.
Đặc biệt là khả năng ứng dụng Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing, để từ đó tập trung điều chỉnh thông điệp phù hợp với nhu cầu và động cơ tâm lý của khách hàng.