Trong lĩnh vực kinh doanh, việc doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu để nhiều khách hàng biết đến là cả một quá trình lâu dài. Thay vào đó, để kinh doanh hiệu quả, ít phải đầu tư vốn và hạn chế rủi ro, nhiều người đã lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì và cần những lưu ý gì khi mua nhượng quyền thương hiệu? Cùng NQ News tìm hiểu kiến thức này trong bài viết sau.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.
NQ News cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website…) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
hình thức nhượng quyền thương hiệu
Kiến thức sau, NQ News giới thiệu 4 hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Nhượng quyền thương hiệu đầu tư vốn
Đây là hình thức, bên nhượng lại quyền thương hiệu cho bên được nhượng sẽ đầu tư một khoản chi phí cho bên được nhượng. Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền sẽ có tiếng nói, kiểm soát cũng như có thêm cơ hội để thâm nhập vào hệ thống mới được nhượng.
Nhượng quyền thương hiệu toàn diện
Nhượng lại toàn diện đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhượng lại toàn bộ, hay nói cách khác là “trọn gói”. Theo hình thức này, bên được nhượng sẽ được cung cấp kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết ở mọi góc độ, khía cạnh từ bên nhượng quyền thương hiệu.
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Đây là hình thức phổ biến nhất, đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt trong các ngành đồ ăn, thức uống, các dịch vụ bán lẻ…
Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện
Đây là hình thức chỉ chuyển nhượng một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu, công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ không được can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của bên được nhượng.
Mục đích cuối cùng của nhượng quyền thương hiệu không toàn diện là tăng doanh thu và tạo ra nhiều sự khác biệt so với các đối thủ.
Nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý
Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì hình thức nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý là sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành cho bên được nhượng quyền, mục đích của hình thức này nhằm giúp bên nhượng có thể giám sát cũng như vận hành kinh doanh một cách dễ dàng hơn.
=> Xem thêm: Top 15 mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
Ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng nhượng quyền thương hiệu mà bạn nên biết.
Ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Ưu điểm
- Chất lượng thương hiệu được đảm bảo: chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy mà hệ thống của chuỗi cửa hàng được nhượng sẽ được giám sát một cách nghiêm ngặt từ quy trình sản xuất đến chuyên môn. Bởi chỉ một bộ phận lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống thương hiệu.
- Giảm thiểu nhiều rủi ro: Khi được bên nhượng quyền thương hiệu cung cấp một cách bài bản về hệ thông kinh doanh. Việc cần làm của bạn là dành thời gian để định hình lại thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho bạn không phải “hao tâm tổn sức” đi xây dựng từ đầu và sẽ hạn chế được nhiều rủi ro đáng tiếc.
- Quy trình đào tạo được hệ thống hóa: Ngoài được nhượng về thương hiệu, bạn sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên. Nhân viên sẽ được training một cách khoa học, bài bản. Chính điều này sẽ giúp bạn có được một đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng cao và am hiểu tốt về thương hiệu mà bạn được nhượng.
- Nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng: Bên nhượng quyền thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing… mọi thứ đều được bên đơi tác hỗ trợ bạn một cách tối đa.
Nhược điểm
- Quyền điều hành thương hiệu bị hạn chế: Khi sử dụng hình thức kinh doanh này, bạn nhớ rằng mình không sở hữu thương hiệu này mà chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.Chính vì vậy, nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi nỗ lực của bạn đều trở nên vô nghĩa.
- Gặp phải sự cạnh tranh trong hệ thống thương hiệu: Để kinh doanh hiệu quả, các chuỗi cửa hàng phải cạnh tranh khốc liệt để có thể đạt doanh thu theo yêu cầu mà bên nhượng đề ra.
- Thiếu tính sáng tạo: Bạn phải áp dụng và làm theo đúng quy trình mà bên nhượng cung cấp. Chính vì vậy, tính sáng tạo trong kinh doanh của bạn sẽ bị hạn chế.
Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
NQ News sẽ đưa ra những “bật mí” giúp bạn mua nhượng quyền thương hiệu hiệu quả và thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Nghiên cứu thị trường
Trước khi mua thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm là phải nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ giúp bạn biết được đâu là thương hiệu đang được ưa chuộng, có tiềm năng để phát triển và xứng đáng bỏ chi phí ra mua để đầu tư.
Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
Chi phí phát sinh
Sau khi nghiên cứu thị trường, thì bước tiếp theo bạn cần phải lưu ý đến chi phí phát sinh. Ngoài các phí cố định, thì trong quá trình mua thương hiệu sẽ phát sinh rất nhiều chi phí khác như: sửa chữa, trang trí, nguyên vật liệu,… Bạn phải đảm bảo rằng, doanh thu phải đủ để chi trả các chi phí sinh này và phí trả phần trăm cho bên nhượng thương hiệu.
Tính pháp lý trong hợp đồng
Tính pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu bao gồm các quyền lợi và điều khoản đi kèm. Hai bên sẽ nhờ đến sự tham gia của pháp luật. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu mà bạn mua đã được đăng ký và được pháp luật bảo hộ.
Rủi ro khi cạnh tranh với cửa hàng khác
Đây là một trong những vấn đề mà bên được nhượng quyền vô cùng lo lắng. Các cửa hàng được nhượng sẽ xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi gặp những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, điều này dẫn đến việc cần một cửa hàng xảy ra lỗi, thì các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây theo.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về “nhượng quyền thương hiệu là gì” và ưu nhược điểm cũng như một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu. Qua bài viết NQ News chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cho mình một thương hiệu phù hợp đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.