• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Cách ghi vào phân vùng Windows trong Linux

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Cách Ghi Vào Phân Vùng Windows Trong Linux 6094ed9d95a0c.jpeg

 

Nếu có khả năng khởi động kép Windows và Linux, bạn có thể nhận thấy rằng khi mount một phân vùng NTFS từ Linux, có những lúc bạn không thể ghi vào nó. Bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mình có ở đó, nhưng không thể xóa các file, đổi tên, sửa đổi chúng hoặc ghi những file và thư mục mới.

Tại sao không thể ghi trên các phân vùng Windows từ Linux?

Điều này xảy ra vì các phân vùng được mount trong chế độ chỉ đọc. Một số trình quản lý file sẽ hiển thị hộp thoại thông báo khi bạn mount phân vùng Windows và cảnh báo bạn về điều này. Những trình quản lý file khác không đề cập đến bất cứ điều gì – đơn giản là bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác ghi nào trên hệ thống file NTFS.

Tại sao không thể ghi trên các phân vùng Windows từ Linux?

Nhưng tại sao phân vùng lại được mount ở chế độ chỉ đọc? Nguyên nhân là do một tính năng có tên gọi Fast Startup. Tóm lại, khi bạn tắt máy tính, Windows sẽ lưu một phần bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) vào ổ đĩa. Lần sau khi bạn khởi động, nó sẽ load phần đó trở lại vào bộ nhớ.

Việc này nhanh hơn nhiều vì nó gần như là một thao tác sao chép đơn giản từ ổ đĩa sang bộ nhớ. Ngược lại, một file khởi động bình thường được đọc từ ổ đĩa, và sau đó CPU phải xử lý rất nhiều dữ liệu để khởi tạo mọi thứ. Nếu điều đó nghe có vẻ trừu tượng, hãy tưởng tượng mọi thứ theo cách này: Việc khởi động bình thường giống như chuẩn bị thức ăn từ đầu, sau đó đặt vào lò nướng. Việc khởi động nhanh giống như lấy thức ăn đã được chuẩn bị từ tủ lạnh và hâm nóng lại.

Fast Startup là một tính năng an toàn

Tóm lại, khi Windows tắt, nó đưa dữ liệu hệ điều hành chính vào trạng thái “ngủ đông” trong ổ đĩa. Vào thời điểm khởi động lại sau khi ngủ đông, Windows sẽ hoạt động trở lại và bắt đầu nhanh hơn nhiều. Vì chế độ ngủ đông đóng băng một số dữ liệu bộ nhớ và trạng thái hệ điều hành, sau đó lưu vào ổ đĩa, nên sẽ rất rủi ro khi sửa đổi bất kỳ dữ liệu nào trên ổ đĩa đó.

Hãy tưởng tượng một chương trình đang ở thực hiện dở một nhiệm vụ nào đó. Chương trình có một vài file đang mở với một phần nội dung được viết trong đó. Khi hệ thống tắt, code chương trình được lưu vào ổ đĩa để có thể khôi phục lại sau. Nếu bạn sửa đổi các file chương trình, khi ứng dụng hoạt động trở lại, nó sẽ không tìm được dữ liệu đang làm việc, vì vậy ứng dụng sẽ ngưng hoạt động hoặc đơn giản là mất tất cả tiến trình, một tình huống có thể khó khôi phục.

Cách tạo phân vùng NTFS có thể ghi từ Linux

Có hai cách giải quyết, mỗi cách có nhược điểm riêng. Nếu bạn hiếm khi cần phải ghi trên các phân vùng Windows từ Linux, hãy thử một phương pháp được đề cập trong phần tiếp theo.

Boot vào Windows và khởi động lại thay vì tắt

Quả thực, điều này hơi bất tiện. Tuy nhiên, nó cũng là cách khắc phục nhanh nhất cho vấn đề này và không liên quan đến việc thay đổi bất cứ thứ gì về lâu về dài, như những gì các giải pháp khác thực hiện.

1. Nếu bạn hiện đang ở trong Linux, hãy khởi động lại.

2. Boot vào Windows.

3. Nhấp vào menu Start và chọn khởi động lại thay vì tắt.

4. Cuối cùng, boot lại vào Linux và bạn sẽ có thể mount các phân vùng NTFS của Windows ở chế độ đọc/ghi.

Khi Windows khởi động lại, nó sẽ không sử dụng tính năng Fast Startup cho lần boot tiếp theo. Điều này có nghĩa là nó không ngủ đông, chụp nhanh trạng thái vận hành hệ thống hoặc lưu bất kỳ dữ liệu bộ nhớ nào vào ổ đĩa. Không có dữ liệu ngủ đông trên các phân vùng đồg nghĩa với việc an toàn khi ghi trên chúng và Linux sẽ nhận ra điều đó.

Trong trường hợp có bất kỳ sự nhầm lẫn nào, bạn không cần phải trải qua tất cả 4 bước trên. Miễn là lần gần nhất boot vào Windows, bạn đã khởi động lại thay vì tắt nó, thì Linux sẽ có thể ghi trên các phân vùng NTFS.

Vô hiệu hóa Fast Startup

Điều này rất hữu ích nếu bạn thường xuyên phải ghi trên các phân vùng Windows từ Linux. Hạn chế là hệ điều hành của Microsoft sẽ mất nhiều thời gian hơn để boot.

Vô hiệu hóa Fast Startup

Tham khảo bài viết: Cách tắt Fast Startup trên Windows 10 và Windows 8.1/8 để biết cách làm chi tiết.

Trên đây là những phương pháp an toàn. Nếu bạn chấp nhận rủi ro, lệnh Linux sau đã hoạt động trong quá khứ. (Mặc dù vậy, nó dường như không hoạt động với các phiên bản Windows hiện đại.) Thay thế “/dev/sda4” bằng tên thiết bị chính xác cho phân vùng NTFS. Nếu không biết tên thiết bị, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách làm theo hướng dẫn trong bài viết: Liệt kê tên thiết bị, thông tin ổ đĩa và phân vùng trong Linux với lsblk.

sudo mount -o remove_hiberfile /dev/sda4 /mnt

Hãy nhớ rằng bạn có thể làm hỏng tiến trình boot tiếp theo của Windows, vì vậy hãy thử cách trên chỉ khi bạn chấp nhận chịu rủi ro và có khả năng khắc phục những sự cố với Windows. Nếu cách này phù hợp với bạn, bạn sẽ tìm thấy nội dung của phân vùng Windows trong thư mục “/mnt”.

Chúc bạn thực hiện thành công!

  • Cách thiết lập và liệt kê các biến môi trường trong Linux
  • Cách quản lý và khôi phục các phiên Tmux trong Linux
  • Cách tìm kiếm Google mọi thứ với Clipman trong Linux
  • Cách hạ cấp kernel trong Linux
  • Cách sửa lỗi sử dụng bộ nhớ cao trên Linux
  • Cách tìm hiểu xem gói có được cài đặt trong Linux không
Post Views: 112
Previous Post

Cách nhận giải thích về lệnh trong terminal với Kmdr

Next Post

Cách sử dụng Foremost để khôi phục file đã xóa trong Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cách Sử Dụng Foremost để Khôi Phục File đã Xóa Trong Linux 6094ed978fd10.jpeg

Cách sử dụng Foremost để khôi phục file đã xóa trong Linux

Bài mới nhất

Web 2.0 Là Gì? Tính Năng Và Lợi ích Mà Web 2.0 Mang Lại Trong Thực Tiễn 612d21e2234f7.jpeg

Web 2.0 là gì? Tính năng và lợi ích mà Web 2.0 mang lại trong thực tiễn

19/06/2025
Spring Framework Là Gì? Lợi ích Khi Sử Dụng Và Các Nội Dung Cơ Bản 612d21dc29c49.jpeg

Spring framework là gì? Lợi ích khi sử dụng và các nội dung cơ bản

18/06/2025
3+ Cách Chốt đơn Hàng Trên Livestream Nhanh Chóng Và Hiệu Quả 612d23902190e.jpeg

3+ cách chốt đơn hàng trên livestream nhanh chóng và hiệu quả

18/06/2025
Ruby Là Gì Và Lý Do Nên Sử Dụng Ngôn Ngữ Lập Trình Ruby Thiết Kế Web 612d22f60ac57.png

Ruby là gì và lý do nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Ruby thiết kế web

17/06/2025
Django Là Gì Và Lý Do Vì Sao Nên Sử Dụng Django Trong Thiết Kế Web 612d22cfc8c5b.jpeg

Django là gì và lý do vì sao nên sử dụng Django trong thiết kế web

17/06/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution