Virtual private server là gì? Ưu và nhược điểm của VPS. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về VPS.
VPS là viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ ảo), VPS có hệ điều hành riêng, các trang web được lưu trữ trên một máy duy nhất, đó là một dedicated server chạy trong môi trường shared. Các trang web được lưu trữ trong máy chủ VPS có địa chỉ IP, tài nguyên CPU, dung lượng bộ nhớ, dung lượng ổ đĩa cứng riêng biệt, và chúng hoàn toàn độc lập.
Ưu điểm của VPS
VPS cung cấp một dung lượng và băng thông khổng lồ đáp ứng mọi nhu cầu, bạn có thể nâng cấp hoặc hạ cấp gói dịch vụ bất cứ lúc nào, cấu hình linh hoạt trên máy chủ, bạn có thể chạy các tệp batch để tạo nhiều service bên trong máy chủ sử dụng quyền truy cập shell.
VPS cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 triệt để và chuyên nghiệp hơn giúp hệ thống bảo mật tốt hơn, mở rộng và sao lưu dễ dàng hơn. Việc phân vùng người dùng cho phép bạn tùy chỉnh cấu hình của firewall.
VPS rẻ hơn so với dedicated hosting sử dụng thiết bị vật lý. Bạn có thể tùy chỉnh gói VPS khi bạn cần. Bạn trả tiền cho những gì được sử dụng mà không cần phải chi trả cho những tính năng không cần tới.
VPS có thể dễ dàng mở rộng, bạn có thể bắt đầu trong môi trường ảo của mình với một số lượng tài nguyên nhất định và sau đó tăng gói lưu trữ nếu nhu cầu thay đổi. Bạn sẽ không bị lãng phí tài nguyên giống như khi sử dụng các máy chủ vật lý có dung lượng cố định.
VPS giúp bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn so với shared hosting. Bạn sẽ có quyền truy cập root và bạn có thể sử dụng các scripts không dùng được trong môi trường shared hosting.
VPS cũng có hỗ trợ kỹ thuật giống với shared hosting. Bạn có thể kiểm soát và quản lý, xóa control panel hiện tại và cài đặt một control panel khác, thay thế giao diện webmail bằng một giao diện khác, thay đổi root Apache config https.conf và root php.ini config.
Chi phí của các VPS ít hơn nhiều so với các dedicated server. Mỗi máy chủ ảo được tách biệt khỏi các máy chủ khác trên cùng một nền tảng và không gây ảnh hưởng tới nhau.
Hiệu suất của VPS cao hơn shared server và thấp hơn dedicated server, vì VPS đã phân bổ lượng tài nguyên theo mức độ sử dụng CPU, bộ nhớ và RAM. VPS hoạt động tốt nhất với trang web vừa và nhỏ.
Bạn nên chuyển từ shared hosting sang VPS để đáp ứng nhu cầu tài nguyên tốt hơn cho website.
Nếu bạn muốn gửi email với hiệu suất ổn định, tăng hiệu suất, tùy chỉnh hiển thị và cài đặt, hay đơn giản là bạn cảm thấy rằng website sẽ phát triển trong thời gian tới, hãy cân nhắc sử dụng VPS.
Nhược điểm của VPS
VPS cần có một quản trị viên hệ thống có chuyên môn để quản lý nhằm tránh lãng phí cấu hình gây tốn kém chi phí. Bạn nên học cách quản lý VPS bởi một khi vì thao tác sai mà làm VPS gặp sự cố, VPS có thể bị ngừng hoạt động, hoặc thậm chí tệ hơn là VPS vẫn chạy nhưng lại có hàng tá lỗ hổng bảo mật.
Một nhược điểm nữa là vấn đề bảo trì. Máy chủ VPS rất khó bảo trì vì mỗi khách hàng đều có hệ điều hành và phần mềm riêng. Cùng một lúc phải duy trì tất cả các hệ điều hành trong máy chủ mà vẫn phải đảm bảo uptime tối là một công việc khá khó khăn bởi vì có nhiều yếu tố phụ thuộc khác nữa như bảo mật, bảo trì và cập nhật.
VPS Hosting khó quản lý khi lưu lượng truy cập lớn hoặc tăng cao bất ngờ. Ngoài ra VPS còn gặp vấn đề về bảo mật, vi phạm về bảo mật hoặc lỗi phần mềm có thể là một vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ máy chủ.
Vi phạm bảo mật và lỗi phần mềm có thể gây ra những sự cố rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ khi thay đổi ở cấp độ cao hơn (chẳng hạn như thay đổi control panel), bạn không thể thay đổi root Apache config https.conf và root php.ini config.
Tóm lại, VPS là một phương án khá hay dùng để thay thế cho máy chủ vật lý bởi nhiều ưu điểm như khả năng điều chỉnh cấu hình linh hoạt, tinh bảo mật cao và ít tốn kém chi phí set up ban đầu. Tuy nhiên cũng cần kiểm soát chặt chẽ và cân nhắc kỹ về nhu cầu sử dụng để hạn chế các nhược điểm vẫn còn tồn tại của VPS. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ và chỉ vận hành một hệ thống đơn giản như website thì VPS là một lựa chọn sáng suốt, nhưng xét theo dài hạn cũng như quy mô sử dụng lớn thì cần phải so sánh nhiều mặt hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: LDAP là gì? LDAP hoạt động như thế nào?
NQ Computing là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp – Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web…, chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do NQ Computing cung cấp có thể truy cập tại đây.