• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Vim hay nano là trình soạn thảo Terminal tốt nhất?

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Vim Hay Nano Là Trình Soạn Thảo Terminal Tốt Nhất? 6094eafa070ea.jpeg

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều khía cạnh của desktop Linux không bị ẩn đằng sau những dòng code phức tạp. Rất nhiều chương trình và cài đặt hệ thống được giấu trong các file văn bản.

Bạn có thể mở chúng bằng trình soạn thảo văn bản mặc định như Gedit hoặc Kate, nhưng sử dụng Terminal thường nhanh hơn, đặc biệt là khi bạn cần quyền admin.

Để chỉnh sửa văn bản dựa trên Terminal, hai trong số các lựa chọn hàng đầu là GNU nano và Vim. Vậy tùy chọn nào tốt hơn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Sơ lược về lịch sử của GNU nano và Vim

Dự án GNU nano (thường được gọi là nano) đã được tạo ra vào năm 1999 để mô phỏng và cải tiến trình soạn thảo văn bản Pico. Các nhà phát triển tuyên bố GNU nano có dung lượng chỉ bằng 2/3 đến 1/8 dung lượng của file nhị phân Pico, khiến nó rất gọn gàng và có thể sử dụng được ngay cả trên những hệ thống yếu nhất.

Vim, ban đầu được phát triển vào năm 1991, dựa trên trình soạn thảo văn bản Vi, được phát triển lần đầu vào năm 1976. Giống như GNU nano, Vim cũng bắt đầu với vai trò là nỗ lực để cải thiện một dự án trước đó.

GNU nano

GNU nano
GNU nano

GNU nano nổi tiếng là tương đối thân thiện với người dùng. Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng nano trước đây, thì đây là cơ hội tốt để bạn mày mò.

Để bắt đầu, bạn có thể mở hoặc tạo file bằng cách nhập:

nano /home/user/HelloWorld.txt

Điều này sẽ cho bạn thấy một giao diện người dùng dễ nhận biết. Tiêu đề của file văn bản xuất hiện ở trên cùng và văn bản được chứa trong file xuất hiện ở giữa. Các hành động bạn có thể thực hiện nằm dưới cùng. Bạn hoàn thành các hành động này bằng cách nhấn Ctrl cộng với phím được chỉ định.

Khi phần dưới màn hình hiển thị, nano chứa nhiều chức năng bạn mong đợi từ một ứng dụng đồ họa. Bạn có thể cắt và dán, tìm và thay thế các từ, v.v…

Các tính năng của GNU nano bao gồm:

  • Hỗ trợ Autoconf
  • Chức năng tìm kiếm phân biệt chữ hoa chữ thường
  • Tìm kiếm và thay thế tương tác
  • Khả năng tự động thụt lề
  • Tùy chọn chiều rộng tab được hiển thị
  • Tìm kiếm và thay thế biểu thức thông thường
  • Công tắc chuyển đổi cho flag cmdline thông qua các phím meta
  • Tab completion (nhấn Tab trong khi nhập lệnh, tùy chọn hoặc tên file và môi trường shell sẽ tự động hoàn thành những gì bạn đang nhập) khi đọc/ghi file
  • Soft text wrapping (văn bản trông giống như đã kết thúc ở phần rìa màn hình, nhưng thực tế, nó là một dòng rất dài. Các phần tiếp theo được chỉ định bằng $)

Nhìn chung, nano là một lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu chỉnh sửa trong Terminal. Bạn có thể thử mở các file từ dòng lệnh và điều hướng bằng cách sử dụng chủ yếu bàn phím.

  • Hướng dẫn cơ bản về trình soạn thảo Nano

Trên hệ thống dựa trên DEB như Debian hoặc Ubuntu, bạn có thể cài đặt GNU nano bằng cách sử dụng:

sudo apt install nano

Trên Fedora, một hệ thống dựa trên RPM, bạn có thể cài đặt bằng cách sử dụng:

sudo dnf install nano

Vì nano là một chương trình dòng lệnh mà bạn có khả năng sẽ không tìm thấy trong GNOME Software hoặc các cửa hàng ứng dụng Linux thay thế. Nhưng bạn có thể cài đặt nó bằng trình quản lý gói truyền thống, chẳng hạn như Synaptic.

Vim

Vim
Vim

Ngược lại, Vim không mấy hân hoan chào đón những người mới đến. Khi mở một file văn bản, bạn chỉ thấy nội dung của file và không có chỉ dẫn về cách sử dụng Vim.

Tuy nhiên, việc bắt đầu với Vim rất đơn giản. Bạn mở một file bằng lệnh sau:

vim /home/user/HelloWorld.txt

Bạn không thể thực hiện bất kỳ chỉnh sửa thực tế nào mà không cần nhấn I để vào chế độ Insert. Sau khi bạn thực hiện các chỉnh sửa của mình, hãy nhấn Esc để thoát khỏi chế độ.

Để thực hiện các chức năng khác, khi không ở chế độ Insert, hãy bấm phím : (dấu hai chấm). Sau đó nhập (các) phím tương ứng với những gì bạn muốn làm và nhấn Enter.

Khi thực hiện xong, bạn có thể nhập :q và nhấn Enter để thoát khỏi chương trình.

Sự tối giản của Vim khiến mọi thứ không bị lộn xộn trong cửa sổ Terminal. Tất cả những gì bạn thấy trên màn hình chỉ là văn bản bên trong file mà thôi. Nếu bạn có thể thoải mái với việc gõ, giao diện Vim mang lại cảm giác khá tự nhiên.

Bên cạnh đó, Vim có lợi thế là mạnh hơn GNU nano. Vim không chỉ chứa nhiều tính năng hơn, mà bạn còn có thể tùy chỉnh chương trình với các plugin và script.

Các tính năng của Vim bao gồm:

  • Các lệnh tự động
  • Các lệnh bổ sung
  • Đầu vào
  • Giới hạn bộ nhớ cao hơn vanilla vi
  • Chia nhỏ màn hình
  • Khôi phục phiên
  • Mở rộng tab
  • Hệ thống tag
  • Thêm màu cho cú pháp

Sau khi bạn đã dành thời gian để thêm các plugin mong muốn, Vim sẽ trở thành một công cụ có khả năng thay thế cho các trình soạn thảo văn bản đồ họa đầy đủ tính năng, như Sublime Text hoặc Visual Studio Code. Nếu bạn không quan tâm đến lập trình, điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua Vim. Với một plugin markdown có sẵn, Vim cũng là một tùy chọn tốt cho các nhà văn.

Vim có khó nắm bắt hơn nano không? Chắc chắn là có. Nhưng với khả năng thêm các tính năng từ những trình soạn thảo văn bản khác, bạn thực sự có thể biến Vim thành công cụ của riêng mình.

Trên Debian hoặc Ubuntu, bạn có thể cài đặt Vim bằng cách sử dụng:

sudo apt install vim

Trên Fedora, sử dụng:

sudo dnf install vim

GNU nano và Vim: Bạn thích cái nào hơn?

Nếu không ngại bỏ thời gian tìm hiểu và làm quen, bạn có thể thấy mình yêu Vim hơn. Nó đơn giản và hấp dẫn theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu bạn muốn có một tùy chọn đơn giản, nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc, thì chẳng có lý do gì để không chọn GNU nano cả. Nó không có những điều bí ẩn cần khám phá như Vim và bạn cũng không phải đọc hướng dẫn sử dụng chương trình.

  • Hướng dẫn cơ bản về trình soạn thảo Nano
  • 8 phương pháp để thoát Vim trong Linux
  • Cách thêm tính năng cho Vim editor
  • 5 trình chỉnh sửa Markdown tốt nhất cho Linux
  • Cách sử dụng trình biên soạn Vim
  • Mẹo nhỏ với Vim: sử dụng các tab
Post Views: 155
Previous Post

Cách thiết lập tường lửa trong Linux

Next Post

Cách chia sẻ file giữa Android và Ubuntu trên mạng

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cách Chia Sẻ File Giữa Android Và Ubuntu Trên Mạng 6094eaf32d536.jpeg

Cách chia sẻ file giữa Android và Ubuntu trên mạng

Bài mới nhất

Tối ưu Hóa ảnh Online Của Bạn Nhờ Những Trang Web Sau 612f943bd336f.jpeg

Tối ưu hóa ảnh online của bạn nhờ những trang web sau

21/07/2025
So Sách Sự Khác Biệt Giữa Wordpress Và Joomla 612f942e10a6d.jpeg

So sách sự khác biệt giữa WordPress và Joomla

20/07/2025
Sự Khác Biệt Giữa Drupal Và Joomla 612f9420ad5de.jpeg

Sự khác biệt giữa Drupal và Joomla

20/07/2025
Cms Là Gì? Giải Thích Hệ Thống Quản Lý Nội Dung 612f940be0b3c.jpeg

CMS là gì? Giải thích hệ thống quản lý nội dung

19/07/2025
Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Trang Web Miễn Phí Bằng Wordpress Năm 2019 612f93fdda757.png

Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Trang Web Miễn Phí Bằng WordPress năm 2019

19/07/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution