VDI là gì?
VDI là viết tắt của Virtual Desktop Infrastructure – hạ tầng máy tính ảo. VDI sử dụng công nghệ máy ảo (virtual machine) để vận hành môi trường desktop ảo (virtual desktop) trên một máy chủ trung tâm và triển khai chúng đến người dùng cuối theo yêu cầu.
VDI có bản chất rất giống với DaaS – một công nghệ đã được chúng tôi giới thiệu trong một bài viết khác. Điểm phân biệt chính của hai công nghệ này là VDI thường được triển khai cho một tổ chức hoặc cá nhân nhất định với toàn quyền điểu khiển hệ thống trong khi DaaS được cung cấp bởi bên thứ ba và tài nguyên được phân phối cho nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về VDI cùng NQ News Cloud tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Đặc điểm của VDI
Vận hành
Trong VDI, một phần mềm giám sát máy ảo (hypervisor) được sử dụng để phân đoạn máy chủ thành các máy ảo và vận hành các desktop ảo trên đó. Người sử dụng sử dụng các thiết bị của mình, được gọi là client, để truy cập và sử dụng từ xa các desktop ảo này cho công việc. Với một kết nối được cấp quyền và một thiết bị bất kỳ không yêu cầu cấu hình cao (thin client) là người dùng có thể sử dụng các desktop ảo từ bất cứ đâu, do mọi xử lý đều được hoàn thành trên máy chủ.
VDI cũng bao gồm tầng ngắt mạch (connection broker) – phầm mềm đóng vai trò trung gian giúp người dùng kết nối đến đúng desktop mà mình đăng ký sử dụng.

Những đặc điểm của VDI
Phân loại
VDI được chia thành hai loại: Persistent (VDI duy trì) và nonpersistent (VDI không duy trì).
Với persistent VDI, người sử dụng kết nối tới cùng một desktop ảo trong mỗi phiên kết nối và mọi thay đổi thiết lập, dữ liệu được sinh ra,… đều sẽ được lưu lại. Persistent VDI giúp người dùng tùy biến deesktop ảo theo nhu cầu công việc, cho trỉa nghiệm tương tự desktop vật lý.
Ngược lại, nonpersistent VDI không lưu các thay đổi hay dữ liệu của người dùng trong phiên kết nối. Mỗi lần kết nối người dùng sẽ được dẫn tới mội desktop ảo với các thành phần cơ bản nhất. Do tính chất không duy trì nên nonpersistent VDI thường rẻ và dễ triển khai hơn persistent VDI, phù hợp với các tác vụ lặp lại và không cần tùy biến môi trường, giao diện.
Lợi ích sử dụng mạng VDI
Linh hoạt
Điểm linh hoạt đầu tiên mà VDI đem lại là khả năng sử dụng từ nhiều loại thiết bị. Do những xử lý thực sự đều diễn ra trên server tập trung, các thiết bị khách không cần thiết phải có cấu hình mạnh để sử dụng VDI. Các công ty có thể tận dụng lại các máy tính đời cũ hoặc cấu hình thấp để kết nối tới VDI cho nhân viên làm việc, giúp cắt giảm rất nhiều chi phí đầu tư phần cứng mới. Thậm chí các thiết bị cá nhân khác như tablet, smartphone cũng có thể được sử dụng như client nếu có phần mềm tương thích, giúp người sử dụng linh hoạt hơn trong lựa chọn làm việc của mình.
Một điểm nổi bật khác của VDI mà desktop truyền thống không có được là khả năng tùy biến cấu hình dễ dàng cho từng desktop ảo. Do việc phân đoạn máy chủ thành các máy ảo được thực hiện bởi phần mềm, quản trị viên có thể tùy biến thông số cho từng máy ảo dựa trên yêu cầu của vị trí công việc, miễn là không vượt quá khả năng đáp ứng của máy chủ. Khả năng này cho phép tạo ra những máy ảo rất mạnh cho tác vụ chuyên dụng cũng như những cấu hình cơ bản cho tác vụ cơ bản, giúp tối ưu chi phí hơn nhiều so với đầu tư các bộ máy tính với cấu hình khó thay đổi.

Lợi ích khi sử dụng mạng VDI
Khả năng mở rộng
Dễ thấy, nâng cấp hệ thống VDI dễ dàng hơn nhiều so với hàng trăm, hàng ngàn máy tính vật lý trong doanh nghiệp. Mở rộng khả năng đáp ứng của VDI chỉ cần tăng quy mô máy chủ và để phần mềm xử lý phần còn lại, trong khi nâng cấp và bảo trì hệ thống máy tính truyền thống cần rất nhiều thời gian, nhân sự và tiền bạc.
Tăng cường bảo mật
VDI lưu trữ mọi thứ trên máy chủ tập trung, giúp giảm nguy cơ lộ lọt dữ liệu từ các thiết bị khách. Các bản vá bảo mật và cập nhật phần mềm cũng có thể được triển khai nhanh chóng hơn trên một server so với trên từng thiết bị vật lý đơn lẻ.
VDI cũng đi kèm với các giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu giúp đảm bảo dữ liệu luôn an toàn và sẵn sàng truy cập. Với máy tính vật lý, người sử dụng sẽ phải tự xử lý dự phòng rủi ro vốn là công việc phức tạp và tốn kém.
Tối ưu chi phí
Tất cả những lợi ích kể trên đều dẫn đến sự giảm thiểu chi phí của VDI so với hệ thống máy tính truyền thống. Không cần quản lý triển khai, bảo trì số lượng lớn phần cứng, không cần quá nhiều nhân sự cho bộ phận IT và năng lực tính toán được phân bổ tối ưu theo nhu cầu cho từng vị trí và giai đoạn.
Ứng dụng giải pháp VDI trong doanh nghiệp
VDI có thể được ứng dụng cho một số loại công việc sau:
• Các doanh nghiệp sử dụng nhân sự với các tác vụ đơn giản và làm việc với số lượng nhỏ công cụ, phần mềm như trung tâm hỗ trợ khách hàng
• Nhân lực thuê ngoài, làm việc thời vụ với yêu cầu kiểm soát và bảo mật thông tin nội bộ nhờ tính tập trung dữ liệu của VDI
• Viện nghiên cứu, công việc yêu cầu tính toán hiệu năng cao sẽ được đáp ứng nhu cầu nhờ khả năng phân phối tài nguyên máy chủ linh hoạt
• Ngân hàng, tài chính với nhiều chi nhánh và yêu cầu cao về bảo mật và quản trị tập trung
Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích về công nghệ VDI. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi với những nội dung cập nhật khác trong thời gian sắp tới.