• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Kiến thức tổng hợp

Tim hiểu về IPv4, các lớp IPv4 và những điều cần lưu ý về IPv4

@admiz by @admiz
08/06/2021
in Kiến thức tổng hợp
0
Tim Hiểu Về Ipv4, Các Lớp Ipv4 Và Những điều Cần Lưu ý Về Ipv4 60beee9396fe1.jpeg

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Internet thì địa chỉ IP cũng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến. Địa chỉ IP (Internet Protocol) được định nghĩa là 1 giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền tải dữ liệu ở trong 1 liên mạng chuyển mạch gói. Trong quá trình phát triển các giao thức Internet (IP) cho đến thời điểm hiện tại thì giao thức Internet phiên bản 4 (IPv4) là giao thức được sử dụng nhiều nhất.

Vậy thì Ipv4 là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng với NQ News Cloud tìm hiểu về giao thức Internet này nhé.

Địa chỉ Ipv4 là gì?

Ipv4 viết tắt cho Internet Protocol Version 4, dịch ra có nghĩa là giao thức Internet phiên bản thứ 4. Ipv4 đã được bộ quốc phòng Hoa Kỳ chuẩn hóa trong bản MIL-STD-1777. Giao thức Internet IP đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau và phiên bản Ipv4 là phiên bản đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và hiện vẫn còn đang là nòng cốt của Internet trên toàn thế giới.

Ipv4 là giao thức mang tính hướng dữ liệu và được sử dụng cho hệ thống chuyển mạch gói. Ipv4 không quan tâm đến thứ tự truyền gói tin, cũng không đảm bảo gói tin sẽ đến đích hay là có xảy ra tình trạng lặp gói tin ở đích đến hay không. Nó chỉ có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu bằng việc sử dụng những gói kiểm tra được thiết lập đi kèm với nó.

Địa chỉ Ipv4 là 1 địa chỉ đơn nhất đang được sử dụng bởi các thiết bị điện tử hiện nay để nhận diện và liên lạc với nhau trên Internet. Để đánh địa chỉ, Ipv4 sử dụng 32bit và chia ra làm 4 octet (mỗi octet có 8 bit = 1 byte). Dấu chấm được sử dụng để ngăn các octet với nhau.

Để hiểu địa chỉ Ipv4 là gì có thể lấy ví dụ như sau: Giả sử ta có 1 dải số như sau: 172.16.254.1. Dải số này có thể được dùng để đặt tên cho 1 địa chỉ Ipv4 nào đó. Có thể thấy địa chỉ Ipv4 có tổng cộng 4 số và mỗi số phải nằm trong giới hạn từ 0-255. Xem hình minh họa.

Ipv4 là gì?  - Ảnh 1.

Các loại địa chỉ Ipv4: unicast, broadcast, multicast. Trong đó unicast là địa chỉ IP cho phép thiết bị gửi dữ liệu đến 1 nơi nhận duy nhất. Địa chỉ IP broadcast lại cho phép gửi dữ liệu đến các host trong 1 mạng con. Còn địa chỉ IP multicast cho phép thiết bị gửi dữ liệu đến 1 tập xác định trước các host.

Địa chỉ Ipv4 có bao nhiêu lớp?

Ban đầu, 1 địa chỉ Ipv4 được chia ra làm 2 phần là địa chỉ của mạng (Network ID) và địa chỉ của máy (Host ID). Địa chỉ của mạng (Network ID) được xác lập bởi octet đầu tiên và địa chỉ của máy (Host ID) được xác lập cho 3 octet còn lại. Với cách chia này thì địa chỉ của network bị giới hạn ở con số 256. Đây là con số quá ít so với nhu cầu sử dụng thực tế. Vì vậy người ta đã định nghĩa phân lớp mạng để vượt qua giới hạn này và tập hợp thành 1 lớp mạng đầy đủ còn được gọi là classful.

Địa chỉ IP được phân ra thành 5 lớp khác nhau: lớp A, lớp B, lớp C, lớp D,lớp E. Với cách phân loại này sẽ tạo được vô số địa chỉ IPv4 khác nhau. Đặc điểm của các lớp IPv4 này là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Lớp A

Như đã đề cập ở phần trên, địa chỉ Ipv4 được chia ra làm 4 octet. Lớp A của địa chỉ Ipv4 sử dụng octet đầu làm network và 3 Octet sau làm host. Bit đầu tiên của địa chỉ lớp A luôn được chọn là 0. Dải địa chỉ mạng lớp A chạy từ 1.0.0.0 đến 126.0.0.0. Vì vậy lớp A sẽ có tổng cộng 126 mạng. Trong khi đó mạng Loopback là 127.0.0.0. Phần host của lớp A có tất cả 24 bit. Do đó, mỗi lớp A có (224 – 2) host. Xem hình minh họa.

Ipv4 là gì?  - Ảnh 2.

Lớp B

Lớp B của địa chỉ Ipv4 sử dụng 2 obtet đầu làm phần mạng và 2 obtet sau làm phần host. Hai bit đầu tiên của lớp B luôn là 1 và 0. Dải địa chỉ mạng lớp B chạy từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0. Như vậy lớp B sẽ có tổng cộng 214 mạng. Vì phần host dài 16 bit nên mạng lớp B có (216 – 2) host. Xem hình minh họa.

Ipv4 là gì?  - Ảnh 3.

Lớp C

Lớp C của địa chỉ Ipv4 dùng 3 octet đầu làm phần mạng và 1 octet sau làm phần host. Địa chỉ lớp C luôn có 3 bit đầu là 1 1 0. Dải mạng lớp C chạy từ 192.0.0.0 -> 223.255.255.0. Như vậy sẽ có 221 mạng trong lớp C. Đối với phần host gồm 1 octet sau cùng nên dài 8 bit và sẽ có (28 – 2) host trong lớp C. Xem ảnh minh họa.

Ipv4 là gì?  - Ảnh 4.

Lớp D

Lớp D được sử dụng làm các địa chỉ multicast và dải địa chỉ lớp D từ 224.0.0.0 -> 239.255.255.255. Lấy ví dụ như Ví dụ: 224.0.0.5 dùng cho OSPF; 224.0.0.9 dùng cho RIPv2.

Lớp E

Lớp E gồm các giải số từ 240.0.0.0 trở đi và được sử dụng cho mục đích dự phòng.

Những lưu ý của Ipv4

Sau khi tìm hiểu địa chỉ Ipv4 là gì và các lớp mạng của địa chỉ Ipv4 là gì, cùng chúng tôi phân tích tiếp 1 số lưu ý khi sử dụng Ipv4 nhé.

1. Các địa chỉ của lớp A, lớp B, lớp C của Ipv4 thường được dùng để đặt cho các host.

2. Bạn nên quan sát octet đầu tiên của địa chỉ Ipv4 để xác định địa chỉ IP thuộc lớp nào. Nếu octet đầu tiên từ 1 đến 126 thì địa chỉ thuộc lớp A. Nếu octet đầu tiên từ 128 đến 191 thì địa chỉ thuộc lớp B. Nếu octet đầu tiên từ 192 đến 223 thì địa chỉ thuộc lớp C. Nếu octet đầu tiên từ 224 đến 239 thì địa chỉ thuộc lớp D. Cuối cùng, nếu octet đầu tiên từ 240 đến 255 thì địa chỉ thuộc lớp E.

Hạn chế của IPv4 là gì?

Sau khi hiểu được Ipv4 là gì và đặc điểm của các lớp Ipv4 là gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những hạn chế của Ipv4 là gì nhé. 

Hạn chế lớn nhất của Ipv4 là cấu trúc thiết kế của nó không có bất cứ cách thức bảo mật nào cả. Ipv4 cũng hoàn toàn không có phương tiện mã hóa dữ liệu. Vì vậy, lưu lượng truyền tải dữ liệu giữa các host với nhau sẽ không được bảo mật, chỉ được bảo mật phổ biến ở mức ứng dụng mà thôi. Nếu áp dụng phương thức bảo mật phổ biến IPSec tại tầng IP thì mô hình bảo mật chủ yếu là bảo mật lưu lượng giữa các mạng còn việc bảo mật đầu cuối thường sử dụng rất hạn chế.

Việc thiếu hụt không gian địa chỉ cũng là 1 trong những hạn chế rất lớn của Ipv4. Để đánh địa chỉ, phiên bản Ipv4 chỉ sử dụng 32bit, do đó không gian của nó chỉ có khoảng 236 địa chỉ. Sự bùng nổ Internet đến thời điểm hiện tại khiến cho tài nguyên Ipv4 được sử dụng gần như là cạn kiện. Vì thế phiên bản này không đủ đáp ứng so với nhu cầu hiện nay. 

Chính vì nguy cơ bị thiếu hụt không gian địa chỉ cũng như để khắc phục những hạn chế của Ipv4 đã thúc đẩy việc nghiên cứu giao thức Internet mới để thay thế cho Ipv4. Ipv6 (Internet Protocol Version 6) đã ra đời để làm điều này và hiện tại tổ chức Internet IETF đang thúc đẩy việc thay thế Ipv4 bằng Ipv6. Chiều dài của địa chỉ Ipv6 là 128bit, gấp 4 lần chiều dài địa chỉ Ipv4 nên không gian và tài nguyên của địa chỉ Ipv6 là lớn hơn rất nhiều so với Ipv4. 

Hiện nay, nếu bạn kiểm tra địa chỉ IP bằng các website nổi tiếng như whatismyipaddress.com/. Thường bạn sẽ nhìn thấy cả 2 loại địa chỉ Ipv4 và Ipv6. Đây là nỗ lực nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của địa chỉ Ipv4 và dần thay thế hoàn toàn bằng Ipv6 trong tương lai.

>> Tìm hiểu thêm: IPv6 là gì? Tìm hiểu giao thức Internet phiên bản 6 mới nhất 

Sau khi đọc xong bài viết từ NQ News Cloud, có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được Ipv4 là gì cũng như địa chỉ Ipv4 là gì. Internet thời buổi sơ khai chỉ phục vụ 1 bộ phận rất nhỏ dân cư. Thế nhưng, ngày nay Internet đã trở thành 1 phần không thể thiếu của con người ở bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Internet càng phát triển càng thách thức các nhà khoa học liên tục sáng tạo ra những công nghệ mới để theo kịp sự phát triển của nó. Ipv4 là 1 trong những ví dụ điển hình. Nó gần như đã thực hiện rất tốt sứ mệnh của mình và đang được dần thay thế bằng Ipv6.

Hiện nay, bên cạnh IPv4, IPv6 đã được hỗ trợ miễn phí trên NQ News Cloud Server, người dùng khi tạo và cài đặt máy chủ trên NQ News Cloud có thể lựa chọn thiết lập với IPv6 dễ dàng mà không cần lo lắng về các trở ngại kỹ thuật khi triển khai phiên bản này, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc sử dụng Cloud Server cho các công việc của mình.

Theo NQ News Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: NQ News Cloud Server hỗ trợ IPv6

NQ News Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo NQ News Cloud Server có thể truy cập tại đây.

Post Views: 221
Previous Post

ADSL là gì, cơ chế hoạt động, ứng dụng của ADSL và so sánh với FTTH

Next Post

Wireframe là gì? Các bước thiết kế Wireframe cực hiệu quả

Related Posts

Sửa Nhanh Lỗi Laptop Windows 10 Sạc Pin Không Vào 60951215e059b.png
Phần cứng

Sửa nhanh lỗi laptop Windows 10 sạc pin không vào

11/05/2022
Làm Thế Nào để Xóa Một Phân Vùng Trên ổ đĩa Cứng Windows? 60951232be65c.png
Phần cứng

Làm thế nào để xóa một phân vùng trên ổ đĩa cứng Windows?

11/05/2022
Test Pin Laptop, Cách Kiểm Tra Pin Laptop đang ở Mức Nào Mà Không Cần Cài Phần Mềm 6095123831651.png
Phần cứng

Test pin laptop, cách kiểm tra pin laptop đang ở mức nào mà không cần cài phần mềm

11/05/2022
Hướng Dẫn Xử Lý Khi Key Bàn Phím Laptop Bị Hỏng 6095121ca32df.png
Phần cứng

Hướng dẫn xử lý khi key bàn phím laptop bị hỏng

11/05/2022
Nên Dùng Súng Loại Nào Trong Chiến Dịch Huyền Thoại? 6094aaf17f1da.png
Phần Mềm

Nên dùng súng loại nào trong Chiến Dịch Huyền Thoại?

07/05/2022
Hướng Dẫn Cài đặt Wtfast để Giảm Ping Khi Chơi Game Online, Khi đứt Cáp 6094aae16ee4b.png
Phần Mềm

Hướng dẫn cài đặt WTFast để giảm ping khi chơi game online, khi đứt cáp

07/05/2022
Next Post
Wireframe Là Gì? Các Bước Thiết Kế Wireframe Cực Hiệu Quả 60beeeba33662.jpeg

Wireframe là gì? Các bước thiết kế Wireframe cực hiệu quả

Bài mới nhất

Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025
Top 10 Công Ty Thiết Kế Website Tại Nha Trang Chuyên Nghiệp 612d0a9ad018b.jpeg

Top 10 công ty thiết kế website tại Nha Trang chuyên nghiệp

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution