• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Tìm hiểu lệnh locate trong Linux

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Tìm Hiểu Lệnh Locate Trong Linux 6094eedbc6fca.jpeg

Một trong những hoạt động phổ biến nhất khi làm việc trên Linux là tìm kiếm các file và thư mục. Trên các hệ thống Linux, có một số lệnh cho phép bạn tìm kiếm file, trong đó find và locate là những lệnh được sử dụng nhiều nhất.

Lệnh locate là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để tìm kiếm các file, cũng như thư mục theo tên.

Trong hướng dẫn này, Quantrimang.com sẽ giải thích cách sử dụng lệnh locate trong Linux.

Cách sử dụng lệnh locate trong Linux

  • Cài đặt locate (locate command not found)
    • Cài đặt locate trên Ubuntu và Debian
    • Cài đặt locate trên CentOS và Fedora
  • Cách lệnh locate hoạt động
  • Cách sử dụng lệnh locate

Cài đặt locate (locate command not found)

Tùy thuộc vào bản phân phối và cách hệ thống được cung cấp, gói locate có thể được cài đặt sẵn trên hệ thống Linux.

Để kiểm tra xem tiện ích locate có được cài đặt trên hệ thống của bạn hay không, hãy mở terminal, nhập “locate” và nhấn Enter. Nếu gói được cài đặt, hệ thống sẽ hiển thị thông báo “locate: no pattern to search for specified”, nếu không, bạn sẽ thấy một cái gì đó giống như “locate command not found”.

Nếu locate chưa được cài đặt, bạn có thể dễ dàng cài đặt nó bằng trình quản lý gói của bản phân phối.

Cài đặt locate trên Ubuntu và Debian

$ sudo apt update
$ sudo apt install mlocate

Cài đặt locate trên CentOS và Fedora

$ sudo yum install mlocate

Cách lệnh locate hoạt động

Lệnh locate tìm kiếm một pattern (mẫu) nhất định thông qua file cơ sở dữ liệu được tạo bởi lệnh updatedb. Các kết quả tìm thấy được hiển thị trên màn hình, mỗi kết quả trên một dòng.

Trong quá trình cài đặt gói mlocate, một cron job được tạo để chạy lệnh updatedb cứ sau 24 giờ. Điều này đảm bảo cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên. Để biết thêm thông tin về cron job, hãy kiểm tra file /etc/cron.daily/mlocate.

Cơ sở dữ liệu có thể được cập nhật thủ công bằng cách chạy lệnh updatedb với quyền root hoặc người dùng có quyền sudo:

$ sudo updatedb

Quá trình cập nhật sẽ mất một chút thời gian, tùy thuộc vào số lượng file và thư mục, cũng như tốc độ hệ thống của bạn.

Các file được tạo sau khi cập nhật cơ sở dữ liệu sẽ không được hiển thị trong kết quả lệnh locate.

So với lệnh find mạnh hơn khi tìm kiếm hệ thống file, lệnh locate hoạt động nhanh hơn nhưng thiếu nhiều tính năng và chỉ có thể tìm kiếm theo tên file.

Cách sử dụng lệnh locate

Cú pháp của lệnh locate như sau:

locate [OPTION] PATTERN...

Ở dạng cơ bản nhất, khi được sử dụng mà không có bất kỳ tùy chọn nào, lệnh locate sẽ in đường dẫn tuyệt đối của tất cả các file và thư mục phù hợp với mẫu tìm kiếm và người dùng có quyền đọc file trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ, để tìm kiếm file có tên .bashrc, bạn hãy nhập:

$ locate .bashrc

Đầu ra sẽ bao gồm tên tất cả các file chứa chuỗi .bashrc trong tên của chúng:

/etc/bash.bashrc
/etc/skel/.bashrc
/home/linuxize/.bashrc
/usr/share/base-files/dot.bashrc
/usr/share/doc/adduser/examples/adduser.local.conf.examples/bash.bashrc
/usr/share/doc/adduser/examples/adduser.local.conf.examples/skel/dot.bashrc

File /root/.bashrc sẽ không được hiển thị, vì ví dụ đã chạy lệnh với vai trò một người dùng bình thường, không có quyền truy cập vào thư mục /root.

Nếu danh sách kết quả dài, để dễ đọc hơn, bạn có thể chuyển đầu ra sang lệnh less:

$ locate .bashrc | less

Lệnh locate cũng chấp nhận các mẫu có chứa những ký tự đại diện (wildcard) như *. Khi các mẫu không chứa những ký tự này, lệnh sẽ tìm kiếm *PATTERN*, đó là lý do tại sao trong ví dụ trước, tất cả các file có chứa mẫu tìm kiếm trong tên của chúng đều được hiển thị.

Ký tự đại diện là ký hiệu được sử dụng để thể hiện số không, một hoặc nhiều ký tự. Ví dụ, để tìm kiếm tất cả các file .md trên hệ thống bạn sẽ sử dụng:

$ locate *.md

Để giới hạn kết quả tìm kiếm, hãy sử dụng tùy chọn -n theo sau là số lượng kết quả bạn muốn được hiển thị. Ví dụ, lệnh sau sẽ tìm kiếm tất cả các file .py và chỉ hiển thị 10 kết quả:

$ locate -n 10 *.py

Theo mặc định, lệnh locate thực hiện tìm kiếm phân biệt chữ hoa chữ thường. Tùy chọn -i (–ignore-case) cho lệnh locate biết hãy chạy tìm kiếm không phân biệt chữ hoa chữ thường.

$ locate -i readme.md

Đầu ra như sau:

/home/linuxize/p1/readme.md
/home/linuxize/p2/README.md
/home/linuxize/p3/ReadMe.md

Để hiển thị số lượng của tất cả các mục phù hợp, sử dụng tùy chọn -c (–count). Lệnh sau sẽ trả về số lượng của tất cả các file có chứa .bashrc trong tên của chúng:

$ locate -c .bashrc

Đầu ra:

6

Theo mặc định, lệnh locate không kiểm tra xem các file tìm thấy có còn tồn tại trên hệ thống file không. Nếu bạn đã xóa một file sau khi cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất và file đó phù hợp với mẫu tìm kiếm, nó sẽ được đưa vào phần kết quả.

Để chỉ hiển thị tên của các file còn tồn tại ở thời điểm lệnh locate được chạy, hãy sử dụng tùy chọn -e (–existing). Ví dụ, lệnh sau đây sẽ chỉ trả về các file .json hiện có:

$ locate -e *.json

Nếu cần chạy một tìm kiếm phức tạp hơn, bạn có thể sử dụng tùy chọn -r (–regrec) cho phép bạn tìm kiếm bằng cách sử dụng biểu thức chính quy thay vì mẫu. Tùy chọn này có thể được chỉ định nhiều lần.

Ví dụ, để tìm kiếm tất cả các file .mp4 và .avi trên hệ thống của bạn, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, bạn sẽ chạy:

$ locate --regex -i "(.mp4|.avi)"

Lệnh locate tìm kiếm hệ thống file cho các file và thư mục có tên khớp với một mẫu nhất định. Cú pháp lệnh dễ nhớ và kết quả được hiển thị gần như ngay lập tức.

Để biết thêm thông tin về tất cả các tùy chọn có sẵn của lệnh locate, hãy nhập man locate trong terminal.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới!

  • Hướng dẫn sử dụng lệnh zforce trên Linux
  • 11 lệnh df trong Linux (kèm ví dụ)
  • 8 lệnh chết người nhất định không bao giờ được chạy trên Linux
  • Cách in từ dòng lệnh Linux
  • Làm thế nào mà hộp thoại Run biết được ứng dụng trên hệ thống nằm ở vị trí nào?
  • 15 lệnh Tar nên thử trong Linux
Post Views: 205
Previous Post

Cách sử dụng lệnh Isof trên Linux

Next Post

Cách tạo GPG key trong Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cách Tạo Gpg Key Trong Linux 6094eed524b63.jpeg

Cách tạo GPG key trong Linux

Bài mới nhất

Dns Là Gì? Chức Năng, Cách Thức Hoạt động Và Nguyên Tắc Sử Dụng Hiệu Quả 612d236260cb2.jpeg

DNS là gì? Chức năng, cách thức hoạt động và nguyên tắc sử dụng hiệu quả

13/05/2025
Cpanel Là Gì Và Hướng Dẫn Sử Dụng Cpanel Hiệu Quả Cho Người Mới 612d235c02794.png

Cpanel là gì và hướng dẫn sử dụng Cpanel hiệu quả cho người mới

13/05/2025
Website Defacement Là Gì Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Cho Website 612d235622440.png

Website Defacement là gì và cách khắc phục hiệu quả cho website

12/05/2025
8 Cách Quản Lý Data Khách Hàng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp 612d234c2b5ad.jpeg

8 cách quản lý data khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

12/05/2025
Địa Chỉ Email Là Gì Và Cách để Tạo Lập địa Chỉ Mail Chuyên Nghiệp 612d23693d14c.jpeg

Địa chỉ email là gì và cách để tạo lập địa chỉ mail chuyên nghiệp

11/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution