• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Sự khác biệt giữa Ubuntu và các bản phân phối dựa trên Ubuntu

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Sự Khác Biệt Giữa Ubuntu Và Các Bản Phân Phối Dựa Trên Ubuntu 6094ef106deea.jpeg

Linux Mint và elementary OS đều là những lựa chọn thay thế phổ biến cho Ubuntu, nhưng chúng cũng dựa trên Ubuntu. Nếu bạn mới sử dụng Linux, điều này có thể khiến bạn bối rối. Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu sự khác biệt giữa Ubuntu và các bản phân phối dựa trên Ubuntu, cũng như tại sao điều đó lại quan trọng.

Ubuntu và các bản phân phối dựa trên Ubuntu có gì khác nhau?

  • Desktop Ubuntu
    • Ubuntu và Linux có giống nhau không?
  • Cơ sở hạ tầng Ubuntu
    • Ubuntu dựa trên cái gì?
  • Hệ sinh thái Ubuntu
    • Bản phân phối dựa trên Ubuntu
  • Điều đó có nghĩa là gì?
  • Có nên sử dụng một distro dựa trên Ubuntu?

Desktop Ubuntu

Desktop Ubuntu

Ubuntu là một sự thay thế miễn phí, mã nguồn mở cho các hệ điều hành thương mại, độc quyền như Windows và macOS. Có một bảng điều khiển trên đầu hiển thị thời gian, chỉ báo hệ thống và cách mở màn hình tổng quan hoặc dashboard, cho phép bạn truy cập các ứng dụng của mình. Ở đó bạn cũng có thể chuyển đổi giữa các cửa sổ và desktop ảo.

Có một công ty đứng sau Ubuntu có tên là Canonical. Không giống như Microsoft và Apple, Canonical gần như không tạo ra bất kỳ yếu tố nào cho hệ điều hành của mình. Thay vào đó, Ubuntu được tạo thành từ những thành phần mã nguồn mở, miễn phí đến từ các cá nhân và nhóm ở khắp nơi trên thế giới.

Giao diện trong ảnh minh họa ở trên không phải là duy nhất cho Ubuntu. Đó là một môi trường desktop có tên gọi GNOME.

Canonical sử dụng các thành phần này để tạo ra trải nghiệm desktop mà bất kỳ ai cũng có thể tải xuống miễn phí. Bạn có thể sử dụng Ubuntu cho máy tính nói chung, công việc văn phòng, phát triển phần mềm và chơi game. Bạn cũng có thể sử dụng Ubuntu để chạy các máy chủ.

Ubuntu và Linux có giống nhau không?

Không hẳn. Kernel là yếu tố cho phép phần mềm giao tiếp với phần cứng máy tính. Linux kernel chỉ là một trong nhiều thành phần mà Canonical sử dụng để tạo desktop Ubuntu.

Sự khác biệt giữa Ubuntu và Linux là bạn không thể thực sự tự mình chạy Linux kernel. Linux kernel chạy ở chế độ nền, cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị khác nhau trong cuộc sống, từ hệ thống bơm nhiên liệu ở trạm xăng cho đến điện thoại thông minh Android. Linux desktop thiên về những phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Như vậy, sẽ chính xác hơn nếu coi Ubuntu là một phần của Linux, chứ không phải là 2 thứ riêng biệt.

Cơ sở hạ tầng Ubuntu

Cơ sở hạ tầng Ubuntu

Ubuntu lớn hơn nhiều so với desktop mà bạn tải xuống từ ubuntu.com. Đây là một cộng đồng các nhà phát triển và người dùng. Nó cũng là một tập hợp các ứng dụng, cũng như chương trình được thu thập từ nhiều nguồn và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Hầu hết các code cung cấp năng lượng cho Ubuntu không đến từ Canonical.

Ubuntu dựa trên cái gì?

Ubuntu dựa trên Debian, một dự án lớn thực hiện điều tương tự Ubuntu đang làm, nhưng theo cách khó tiếp cận hơn. Để làm sáng tỏ mọi thứ, ta sẽ phải xây dựng một vài thuật ngữ:

  • Package (Gói): Cách các nhà phát triển phân phối phần mềm cho Linux. Ứng dụng, thành phần hệ thống, driver, codec và những phần mềm khác đều có dạng package.
  • Package Format (Định dạng gói): Các phiên bản khác nhau của Linux tổ chức các package sử dụng những định dạng khác nhau. Cho đến nay, vẫn không có định dạng duy nhất nào tương thích với mọi phiên bản Linux.
  • Repository (Kho lưu trữ): Thay vì tải xuống trình cài đặt từ một trang web, phần mềm Linux thường được tìm thấy trong repository. Repository là bộ sưu tập lớn các package mà bạn có thể truy cập và tải xuống khi cần. Các cửa hàng ứng dụng Linux cung cấp phần mềm theo cách gần giống với Android và iOS, trong khi những công cụ truyền thống hơn được gọi là trình quản lý gói.
  • Distribution (Bản phân phối): Distribution là một tập hợp các phần mềm được đóng gói, giúp hệ điều hành hoạt động, cùng với các cộng đồng và repository đi kèm.

Ubuntu và Debian đều là các bản phân phối Linux. Ubuntu sử dụng định dạng gói DEB giống như Debian, mặc dù phần mềm không phải lúc nào cũng tương thích giữa hai phần mềm. Ubuntu cung cấp kho lưu trữ riêng, nhưng chủ yếu chứa các gói từ Debian.

Hệ sinh thái Ubuntu

Hệ sinh thái Ubuntu

Ubuntu có nhiều dạng. Desktop mặc định sử dụng môi trường GNOME. Ngoài ra còn nhiều môi trường desktop khác. Ví dụ, Kubuntu sử dụng desktop KDE Plasma. Xubuntu sử dụng một giao diện khác được gọi là Xfce.

Canonical không hoạt động trên các biến thể này, nhưng nó lưu trữ chúng và tất cả các phần mềm của chúng, sử dụng các kho lưu trữ tương tự như desktop Ubuntu mặc định.

Bản phân phối dựa trên Ubuntu

Có nhiều bản phân phối dựa trên Ubuntu mà Canonical không có bất kỳ mối quan hệ nào (tương tự như cách Ubuntu dựa trên Debian). Linux Mint và elementary OS là hai ví dụ phổ biến nhất. Cả hai đều đến từ các nhóm phát triển khác nhau và mang lại những trải nghiệm độc đáo của riêng mình. Một điểm khác biệt chính giữa Ubuntu và Linux Mint là Linux Mint có giao diện giống với Windows hơn.

Cơ sở hạ tầng của Linux Mint cũng giống như Ubuntu. Tương tự như vậy, khi bạn mở một cửa hàng ứng dụng trên Linux Mint và elementary OS, hầu hết các phần mềm đều giống như những gì bạn sẽ nhận được trên Ubuntu.

Điều đó có nghĩa là gì?

Điều đó có nghĩa là khi bạn thấy một chương trình đề cập đến việc hỗ trợ Ubuntu, thì sự hỗ trợ đó không giới hạn ở desktop Ubuntu. Phần mềm đó cũng sẽ chạy trên các phiên bản “con” của Ubuntu và những dự án không liên quan, chia sẻ cơ sở hạ tầng Ubuntu cơ bản. Steam cho biết nó hoạt động trên Ubuntu, nhưng bạn có thể chạy cùng một trình cài đặt trên Pop! _OS (một bản phân phối dựa trên Ubuntu khác).

Nếu chọn cài đặt elementary OS thay vì Ubuntu, bạn cần biết rằng hầu hết những gì áp dụng cho Ubuntu cũng áp dụng cho elementary OS. Nếu Ubuntu không hoạt động trên máy tính của bạn, thì elementary OS cũng vậy. Tương tự, nếu game controller không tương thích với Ubuntu, rất có thể nó cũng không tương thích với hệ thống chạy elementary OS của bạn. Khi gặp lỗi, bạn có thể tìm thấy nhiều giải pháp liên quan đến Ubuntu hơn là elementary OS.

Giải pháp khi gặp sự cố với Ubuntu dễ tìm hơn so với elementary OS

Ngược lại, Ubuntu không thể dễ dàng chạy phần mềm được thiết kế dành riêng cho elementary OS. Để giải thích mối quan hệ này, cộng đồng Linux sử dụng phép ẩn dụ về một dòng suối. Ubuntu là thượng nguồn của elementary OS. Phần mềm chạy xuôi dòng từ Ubuntu giống như dòng nước chỉ chảy theo một hướng.

Càng lấy nhiều thứ từ nguồn, bạn càng có nhiều cơ hội gặp phải lỗi. Debian lấy mã nguồn cho các chương trình và gói chúng lại thành các DEB. Ubuntu cấu trúc lại các gói này, tiếp đến một số người bản phân phối giới thiệu các tinh chỉnh riêng của mình, rồi elementary OS sau đó lại tự thêm vào một vài thay đổi. Khi có sự cố xảy ra, bạn sẽ cần xem xét nhiều điểm trên chuỗi. Vấn đề liệu sẽ nằm ở mã nguồn ban đầu, Debian, Ubuntu hay elementary OS?

Có nên sử dụng một distro dựa trên Ubuntu?

Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu và mong đợi của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét:

  • Bạn có hài lòng với Ubuntu không? Nếu bạn hài lòng với desktop Ubuntu mặc định, thì hãy giữ nguyên những gì bạn có.
  • Bạn thích Ubuntu nhưng giao diện của nó thì không? Bạn có thể thay đổi môi trường desktop mà không cần cài đặt lại bản phân phối. Hoặc bạn có thể chọn cài đặt một phiên bản khác của Ubuntu.
  • Bạn thích cơ sở hạ tầng Ubuntu nhưng không thích cách quản lý của nó? Nếu bạn gặp vấn đề với Canonical, việc sử dụng bản phân phối dựa trên Ubuntu, được cung cấp bởi một cộng đồng khác có thể hữu ích. Linux Mint, elementary OS và Pop! _OS sử dụng cơ sở hạ tầng Ubuntu, nhưng không bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Canonical như những phiên bản “con” chính thức khác của Ubuntu.

Nếu bạn không thích cơ sở hạ tầng Ubuntu, thì tốt nhất là hoàn toàn rời khỏi hệ sinh thái này. Có rất nhiều bản phân phối Linux khác ngoài kia với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chúng có thể thay đổi hoàn toàn ấn tượng của bạn về Linux.

Chúc bạn tìm được cho mình lựa chọn phù hợp!

  • 3 cách để nghe radio qua Ubuntu Terminal
  • Cách cài đặt Arduino IDE trong Ubuntu
  • Cách cài đặt Pip trong Ubuntu
  • So sánh Fedora và Ubuntu
  • Sự khác biệt giữa RHEL, CentOS và Fedora
  • Cách cài đặt Pydio trên Windows 10 hoặc Ubuntu 19.04
Post Views: 129
Previous Post

So sánh Debian và Ubuntu

Next Post

Cập nhật Linux kernel trên Ubuntu thông qua UKUU

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cập Nhật Linux Kernel Trên Ubuntu Thông Qua Ukuu 6094ef078e67a.jpeg

Cập nhật Linux kernel trên Ubuntu thông qua UKUU

Bài mới nhất

Nodejs Là Gì? Đặc điểm Thành Phần Và Lợi ích Trong Lập Trình Website 612d0fdab5e81.jpeg

Nodejs là gì? Đặc điểm thành phần và lợi ích trong lập trình website

15/05/2025
Thủ Thuật Xây Dựng Fanpage Chất Lượng, Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp 612d238365411.jpeg

Thủ thuật xây dựng fanpage chất lượng, hiệu quả cho doanh nghiệp

14/05/2025
Top 6 Trang Web Tạo Email Marketing Miễn Phí, ấn Tượng Nhiều Người Dùng 612d237cbf541.png

Top 6 trang web tạo Email Marketing miễn phí, ấn tượng nhiều người dùng

14/05/2025
Dns Là Gì? Chức Năng, Cách Thức Hoạt động Và Nguyên Tắc Sử Dụng Hiệu Quả 612d236260cb2.jpeg

DNS là gì? Chức năng, cách thức hoạt động và nguyên tắc sử dụng hiệu quả

13/05/2025
Cpanel Là Gì Và Hướng Dẫn Sử Dụng Cpanel Hiệu Quả Cho Người Mới 612d235c02794.png

Cpanel là gì và hướng dẫn sử dụng Cpanel hiệu quả cho người mới

13/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution