• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Thủ thuật

Quên mật khẩu Wifi đã lưu? Đây là cách xem mật khẩu Wifi trên máy tính

@admiz by @admiz
05/05/2021
in Thủ thuật, Thủ thuật Wifi
0
Quên Mật Khẩu Wifi đã Lưu? Đây Là Cách Xem Mật Khẩu Wifi Trên Máy Tính 60916beb0e245.jpeg

Bạn thường chỉ nhập mật khẩu WiFi lần đầu, sau đó để máy tính ghi nhớ và tự động đăng nhập lại cho những lần kết nối sau đó mà không cần nhập mật khẩu. Vì thế, chuyện quên mật khẩu Wifi xảy ra khá thường xuyên. Bạn phải làm sao để kết nối thiết bị khác vào mạng wifi khi quên mật khẩu, hoặc muốn cho bạn bè pass wifi cũng không biết xoay xở ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xem mật khẩu wifi trên máy tính Windows, Ubuntu, macOS đã lưu trước đó để phòng trường hợp bạn quên pass wifi nha, có thể dùng lệnh cmd hoặc thông qua cài đặt mạng.

  • Hướng dẫn sửa lỗi Wifi bị chấm than vàng
  • Cách tìm ra mật khẩu Wi-Fi của nhà người thân
  • Hướng dẫn cài đặt Router Wifi Tenda W311R

Cách lấy lại mật khẩu wifi trên máy tính

  • Cách xem mật khẩu WiFi trên Windows 10, 7, 8/8.1, XP đã lưu
    • Dùng cài đặt mạng để xem lại mật khẩu
    • Dùng lệnh netsh wlan để xem pass wifi
    • Sử dụng chương trình tìm mật khẩu WiFi
  • Cách lấy lại pass wifi đã lưu trên Linux
    • Xem pass wifi qua terminal
    • Xem pass wifi đã lưu bằng GUI (trên Ubuntu)
  • Cách xem pass WiFi đã kết nối trên máy tính Mac

Cách xem mật khẩu WiFi trên Windows 10, 7, 8/8.1, XP đã lưu

Trong phần này, mình sẽ chỉ các bạn 2 cách để xem lại mật khẩu của mạng wifi mà máy tính đã kết nối trước đó, hoặc là dùng cài đặt mạng, hoặc dùng lệnh netsh wlan.

Dùng cài đặt mạng để xem lại mật khẩu

Bước 1: Mở cửa sổ Network Connections bằng cách nhấn Windows+R, nhập ncpa.cpl rồi nhấn Enter, hoặc nhấp chuột phải vào biểu tượng Wi-Fi trên thanh taskbar và chọn Open network and Sharing Center.

Lấy lại mật khẩu Wi-FI

Bước 2: Tại giao diện Network and Sharing Center, bạn kích chuột vào Connections mạng Wi-Fi đang dùng. Trên phiên bản Windows 10 mới hơn, bạn có thể phải kéo xuống 1 chút, chọn Change adapter options mới thấy các mạng đang kết nối.

Lấy lại mật khẩu Wi-Fi

Xuất hiện giao diện bảng mới, chọn mục Wireless Properties.

Network and Sharing Center,

Hoặc bạn cũng có thể nhấn vào mục Change adapter Settings tại giao diện Network and Sharing Center.

Lấy lại mật khẩu Wi-Fi

Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các mạng WiFi đã từng kết nối trên máy tính và mật khẩu của chúng cũng được lưu lại. Kích chuột phải vào mạng Wi-Fi mà bạn cần lấy mật khẩu và chọn Status. Ngay sau đó bạn cũng sẽ kích vào mục Wireless Properties như bên trên.

Mật khẩu wifi

Bước 3: Cửa sổ tên Wi-Fi Wireless Network Properties hiện lên. Tại đây, chúng ta chọn tab Secutity.

Mật khẩu wifi

Bước 4: Để hiển thị được ký tự mật khẩu đã lưu, chúng ta tích vào ô Show characters.

Mật khẩu WiFi

Lưu ý: Các biểu tượng bên cạnh các tùy chọn mật khẩu tiết lộ cho thấy rằng tùy chọn này chỉ được kích hoạt cho những người dùng có quyền truy cập cấp độ quản trị. Nếu bạn sử dụng quyền hạn chế/đặc quyền hoặc Guest (Khách), thì bạn sẽ không thể nào xem được các mật khẩu wifi.

Dùng lệnh netsh wlan để xem pass wifi

Mở cmd bằng cách nhấn Windows+R, nhập cmd > Enter, hoặc mở qua tìm kiếm, sau đó nhập lệnh:

netsh wlan show profiles

Bạn sẽ nhìn thấy tất cả các profile wifi bên dưới User profiles, tên của mạng wifi sẽ hiện ở cột bên phải. Để xem pass của wifi nào bạn nhập lệnh dưới đây:

netsh wlan show profile name=thay-ten-wifi-vao-day key=clear

Nhớ nhập tên wifi vào sau name, giả sử mình muốn xem pass wifi có tên Lau-7, lệnh của mình sẽ thành: netsh wlan show profile name=Lau-7 key=clear

Trong kết quả trả về, bạn tìm mục Security settings, tìm tiếp Key Content và sẽ nhìn thấy mật khẩu wifi ở phía bên phải dấu :.

Mật khẩu wifi đã lưu hiện bên cạnh Key Content

Như vậy, với các bước đơn giản bạn đã có thể lấy được mật khẩu Wi-Fi đã lưu trên máy tính khi chẳng may quên mật khẩu truy cập.

Sử dụng chương trình tìm mật khẩu WiFi

Nếu bạn muốn tìm mật khẩu WiFi cho mạng mình đã sử dụng trước đây hoặc đang gặp sự cố khi điều hướng Windows 10, bạn có thể sử dụng chương trình miễn phí của bên thứ ba như WiFi Password Revealer.

Bước 1: Tải WiFi Password Revealer về máy.

Bước 2: Sau khi quá trình tải xuống hoàn tất, hãy mở WiFi Password Revealer trong trình duyệt của bạn.

Mở WiFi Password Revealer trong trình duyệt
Mở WiFi Password Revealer trong trình duyệt

Bước 3: Chọn ngôn ngữ mong muốn và nhấp vào OK để tiếp tục.

Chọn ngôn ngữ mong muốn
Chọn ngôn ngữ mong muốn

Bước 4: Chọn Accept the agreement và nhấp vào Next >.

Chọn Accept the agreement
Chọn Accept the agreement

Bước 5: Chọn vị trí đích để lưu thư mục.

Chọn vị trí đích để lưu thư mục
Chọn vị trí đích để lưu thư mục

Bước 6: Chọn có thêm một shortcut bổ sung hay không. Bài viết khuyên bạn nên chọn tùy chọn này để thuận tiện, nhưng điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Thêm một shortcut bổ sung nếu muốn
Thêm một shortcut bổ sung nếu muốn

Bước 7: Nhấp vào Install.

Nhấp vào Install
Nhấp vào Install

Bước 8: Nhấp vào Finish sau khi chương trình được cài đặt trên PC.

Nhấp vào Finish
Nhấp vào Finish

Bước 8: Ứng dụng sẽ mở và hiển thị tất cả các mạng bạn đã kết nối để sử dụng thiết bị Windows của mình trước đây, cùng với mật khẩu bạn đã sử dụng để kết nối thành công với từng mạng.

Các mạng và mật khẩu bạn đã sử dụng để kết nối trước đây
Các mạng và mật khẩu bạn đã sử dụng để kết nối trước đây

Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể xem mật khẩu WiFi cho mọi mạng mà bạn đã kết nối trước đây. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể hiển thị cho bạn mật khẩu WiFi mà bạn đã sử dụng để truy cập các mạng đó. Nếu chúng đã được thay đổi, bạn sẽ không thấy mật khẩu mới.

Cách lấy lại pass wifi đã lưu trên Linux

Xem pass wifi qua terminal

  • Mở terminal, nhập lệnh sau để điều hướng đến thư mục chứa thông tin wifi đã lưu:
cd /etc/NetworkManager/system-connections
  • Nhập tiếp lệnh ls để xem danh sách các mạng wifi đã lưu trên Ubuntu. Nếu biết SSID của mạng và chắc chắn rằng Ubuntu đã lưu mật khẩu của mạng này thì bạn bỏ qua lệnh ls nhé.
  • Nhập lệnh dưới để trích xuất mật khẩu mạng wifi và nhập mật khẩu máy tính để lệnh được thực thi. Nhớ thay SSID-wifi-can-xem-mat-khau bằng tên mạng wifi nha.
sudo cat SSID-wifi-can-xem-mat-khau
  • Ví dụ, mình cần xem pass wifi có tên là Lau-7, thì lệnh sẽ thành: sudo cat Lau-7
  • Trong kết quả lệnh trả về, bạn tìm phần [wifi security], mật khẩu wifi ở phía sau “psk=“

Mật khẩu wifi đã lưu trên Ubuntu hiện sau psk

Xem pass wifi đã lưu bằng GUI (trên Ubuntu)

  • Mở app Settings, theo 1 trong 2 cách sau:

Mở app Setting của Ubuntu

  • Chọn Wi-Fi từ cột bên trái và bạn sẽ nhìn thấy tất cả mạng Wifi ở bên phải. Nhấp vào biểu tượng bánh xe tương ứng của mạng wifi cần xem mật khẩu. Biểu tượng này có thể khác trong hình, phụ thuộc vào theme bạn đang dùng.

Chọn mạng wifi muốn xem lại mật khẩu

  • Trong cửa sổ mở ra, bạn chọn tab Securty, tích vào Show password và sẽ thấy mật khẩu xuất hiện trong trường Password.

Mật khẩu của mạng wifi đã lưu trên Ubuntu hiện ra

Cách xem pass WiFi đã kết nối trên máy tính Mac

Nếu bạn là một fan hâm mộ của máy tính Apple và đang chạy hệ điều hành MacOS, thật dễ dàng để tìm thấy mật khẩu Wi-Fi đã mất của bạn, giống như trên Windows. Quá trình này rất dễ dàng và yêu cầu bạn truy cập ứng dụng Keychain Access trên máy Mac.

1. Truy cập Spotlight trên máy Mac của bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giữ phím Command trên bàn phím của bạn, đồng thời giữ phím cách.

Bạn cũng có thể mở Spotlight bằng cách nhấp vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải của màn hình.

Spotlight

2. Tiếp theo, hãy nhập “Keychain Access” và nhấn phím Enter để mở chương trình này.

3. Trong cửa sổ mới xuất hiện, tìm danh sách Keychains ở phía bên trái và nhấp vào tùy chọn System.

Keychains

4. Tìm danh sách Category ở phía bên trái và nhấp vào tùy chọn Passwords.

5. Ở phía bên tay phải của cửa sổ, bây giờ bạn sẽ thấy danh sách tất cả các mật khẩu được Mac lưu trữ. Tìm tên mạng Wi-Fi của bạn và nhấp đúp vào nó để mở cài đặt của mạng.

6. Trong cửa sổ popup xuất hiện, nhấp vào hộp kiểm Show password. Bạn sẽ được nhắc nhập tên người dùng và mật khẩu Mac của mình. Làm theo yêu cầu, sau đó nhấp vào Allow.

Show Password

7. Khi nhập tên người dùng và mật khẩu, bạn phải nắm vai trò quản trị hệ thống trên máy của mình. Nếu tài khoản của bạn là duy nhất trên máy Mac, thì tất nhiên bạn là quản trị viên hệ thống. Nếu không, hãy nhập tên người dùng và mật khẩu của quản trị viên trên máy của bạn.

Giờ đây, máy Mac của bạn sẽ hiển thị mật khẩu cho mạng Wi-Fi của bạn và bạn có thể ghi lại mật khẩu đó để sử dụng trong tương lai.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm:

  • Những cách kiểm tra xem có ai đang “dùng chùa” WiFi nhà bạn hay không
  • Cách bật, tắt Wifi trên laptop
  • 5 bước để biến iPhone của bạn thành điểm phát Wifi
  • Cách tìm ra mật khẩu Wi-Fi của nhà người thân
  • Làm thế nào để phát Wifi trên điện thoại Android?
  • Wifi là gì? Wifi hoạt động như thế nào?
  • Làm thế nào để kích hoạt Full-Disk Encryption trên Windows 10?
  • 9 cách tăng tốc mạng gia đình
  • Cài Ultraviewer cho Win 10, cách sử dụng UltraViewer trên máy tính
Post Views: 144
Previous Post

Nguyên nhân máy ảo chạy chậm và cách khắc phục

Next Post

Danh sách mã lỗi màn hình xanh chết chóc BSOD

Related Posts

So Sanh Microsoft Edge Va Brave 1
Phần Mềm

Nên chọn Microsoft Edge hay Brave làm trình duyệt web mặc định?

18/01/2022
Google Inbox 1
Phần Mềm

Tìm hiểu về ứng dụng email Google Inbox

18/01/2022
Chrome 1
Phần Mềm

Chrome duy trì ngôi vị số 1 toàn cầu suốt tháng 5

18/01/2022
Lac De Chuyen Bai Hat Tren Zing Mp3 1
Android

Cách lắc để chuyển bài hát trên Zing Mp3

26/12/2021
Chuyen Sang Dinh Dang 24 Gio Tren Android 1
Android

Cách chuyển sang định dạng 24 giờ trên Android

26/12/2021
Gmail Tin Nang Nhac Nho 700 1
Phần Mềm

Cách dùng tính năng nhắc nhở trên Gmail

18/01/2022
Next Post
Danh Sách Mã Lỗi Màn Hình Xanh Chết Chóc Bsod 60916beda981c.jpeg

Danh sách mã lỗi màn hình xanh chết chóc BSOD

Bài mới nhất

Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025
Top 10 Công Ty Thiết Kế Website Tại Nha Trang Chuyên Nghiệp 612d0a9ad018b.jpeg

Top 10 công ty thiết kế website tại Nha Trang chuyên nghiệp

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution