Pipeline trong tiếng Việt có nghĩa là đường ống nước hay đường dẫn nước. Tương tự như cách hoạt động của một đường ống nước, về mặt công nghệ pipeline cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu. Vậy cụ thể pipeline là gì, hoạt động như thế nào và pipeline trong CI/CD cần quan tâm những vấn đề gì? Cùng NQ News Cloud giải đáp qua bài viết sau bạn nhé!
Pipeline là gì và CI/CD pipeline là gì?
Pipeline trước đây được dùng để chỉ một tập hợp các đối tượng xử lí dữ liệu được sắp xếp thành một chuỗi xử lí. Mỗi đối tượng xử lí sẽ nhận dữ liệu input từ các đối tượng trước và output sẽ được gửi đến đối tượng xử lí kế tiếp. Do có tính chất nối tiếp nhau – output của đối tượng trước là input của đối tượng sau – nên tập hợp những đối tượng này thường được gọi là một pipeline.
Các đối tượng có thể là CPU (với các Instruction pipeline), GPU (với các Graphics pipeline), hay chỉ đơn giản là các dòng lệnh (với các Software pipeline).
Thêm vào đó, với việc triển khai CI/CD đang được sử dụng ngày một nhiều, khái niệm CI/CD pipeline ra đời và trở thành một trong những phần quan trọng nhất trong CI/CD.
CI/CD pipeline là một tiến trình cho phép một team phát triển có thể triển khai project một cách tự động và hiệu quả. Tiến trình xây dựng code, test và triển khai phiên bản mới sẽ đảm bảo việc xảy ra lỗi ít hơn, phản hồi nhanh cho các developer và tăng tốc độ triển khai product.
CI – Viết tắt của Continous Integration – là một cách triển khai project, trong đó các developer sẽ triển khai liên tục các công việc lên một hệ thống quản lí quy trình phát triển của project.
CD – Viết tắt của Continuous Delivery – là cách mà hệ thống quản lí đó triển khai và vận hành.
Các thành phần của CI/CD pipeline
Một CI/CD pipeline sẽ bao gồm các bước mà mọi thành viên trong nhóm phát triển cần phải tuân thủ và thực hiện để triển khai một version mới của sản phẩm. Ví dụ, nhiều chương trình sẽ có một pipeline dạng như sau:

Một pipeline triển khai chương trình
Developer sẽ bắt đầu phát triển chương trình lần lượt từng bước một. Nếu như trong bước nào đó có lỗi xảy ra, các phản hồi sẽ được thông báo qua email hay các app tin nhắn để developer biết và khắc phục lỗi một cách nhanh nhất.
Mô hình trên thể hiện bốn bước trong CI/CD pipeline:
Source stage: Bước đầu tiên, các developer sẽ thay đổi code trên Source code repository, pipeline tương ứng với việc thay đổi sẽ được thực hiện.
Build stage: Code sẽ được build và có thể triển khai qua Docker. Nếu như xảy ra lỗi trong bước này, developer sẽ sửa lỗi ngay trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Test stage: Sau khi nhận được phần code và có thể chạy chương trình, việc test với chương trình đó được thực hiện để đảm bảo chương trình chạy đúng với thiết kế.
Deploy stage: Nếu như chương trình đã qua phần test, phần code đó đã có thể triển khai cho việc chạy thử hoặc cho người dùng cuối có thể sử dụng.

Một pipeline sử dụng Kubernetes
Lợi ích của việc triển khai pipeline
Việc triển khai pipeline sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp phát triển sản phẩm một cách hiệu quả:
Developer có thể đồng thời vừa tập trung viết các code cho sản phẩm, vừa theo dõi hệ thống vận hành.
QA và người sử dụng sản phẩm có thể truy cập đến phiên bản mới nhất cũng như các phiên bản cũ hơn.
Việc cập nhật sản phẩm được thực hiện liên tục và theo từng giai đoạn một.
Các log về việc thay đổi code, test và deploy được ghi lại đầy đủ và có thể tra cứu bất cứ lúc nào.
Roll back/tìm lại phiên bản cũ hơn được thực hiện đơn giản hơn.
Phản hồi tức thời đến các developer giúp developer nắm bắt được các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm, từ đó đưa ra các điều chỉnh và tăng chất lượng của sản phẩm.
Qua những lợi ích của pipeline, rất nhiều các quy trình triển khai phần mềm, đặc biệt là các nhóm sử dụng mô hình Agile đã áp dụng CI/CD pipeline cho việc phát triển sản phẩm của họ. Những lợi ích mà CI/CD pipeline mang lại đang giúp CI/CD trở thành một trong những xu hướng trong việc phát triển phần mềm hiện nay.
Theo NQ News Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Băng thông là gì? Bao nhiêu băng thông thì đủ cho 1 website?
NQ News Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí tối ưu nhất, được vận hành bởi VCCorp.
NQ News Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong “Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam” của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của NQ News Cloud có thể truy cập tại đây.