Ngày nay, hệ thống công nghệ thông tin đã phát triển một cách vượt bậc hơn so với những năm về trước và được áp dụng ở hầu hết các cơ quan đầu ngành, chính phủ và doanh nghiệp của nhiều quốc gia. Bất kỳ một hệ thống nào khi được phát triển cũng sẽ ẩn chứa những lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những lỗ hổng này có dễ bị khai thác và gây ra thiệt hại hay không?
Trong bài viết này NQ Computing sẽ giải thích lỗ hổng bảo mật là gì? Nguyên nhân, phân loại và top công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật tốt nhất hiện nay.
Lỗ hổng bảo mật là gì?
Lỗ hổng bảo mật có thể được hiểu nôm na là những điểm yếu trên hệ thống hoặc những điểm yếu được ẩn chứa trên dịch vụ mà hệ thống đó cung cấp. Mức độ nghiệm trọng của những lỗ hổng bảo mật ngày càng tăng lên nhanh chóng do công nghệ tấn công mới ngày càng tinh vi hơn so với thời điểm trước đây.
Tin tặc lợi dụng sơ hở từ lỗ hổng bảo mật của phần mềm hoặc hệ điều hành để tấn công trái phép vào hệ thống nhằm thực hiện các hành động phá hoại hoặc chiếm đoạt tài nguyên của hệ thống đó để thực hiện những hành vi bất hợp pháp của mình.
Thực tế là lỗ hổng bảo mật tồn tại ngay trên các hệ điều hành như Windows XP, Windows NT, UNIX hoặc hệ điều hành của các thiết bị modem, router. Ngoài ra nó cũng có thể ẩn nấp ở các ứng dụng mà người dùng sử dụng thường xuyên như word processing, các hệ Databases.
Nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật
Sau khi đã hiểu được lỗ hổng bảo mật là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật sau đây:
1. Độ phức tạp của hệ thống: Hệ thống càng phức tạp thì xác suất của lỗ hổng, sai sót trong cấu hình càng cao
2. Tính phổ biến: Các phần cứng, hệ điều hành, mã hoặc phần mềm càng phổ biến thì khả năng tin tặc có thể tìm thấy hoặc có thông tin về lỗ hổng càng cao.
3. Mức độ kết nối của thiết bị: Một thiết bị càng được kết nối nhiều thì xác suất xuất hiện lỗ hổng càng cao.
4. Quản lý mật khẩu kém: Tấn công brute-force có thể phá những mật khẩu yếu hoặc việc sử dụng lại mật khẩu có thể gây ra 1 hoặc nhiều vi phạm dữ liệu và là nguyên nhân gây ra lỗ hổng.
5. Lỗi hệ điều hành: Hệ điều hành cũng có thể có lỗ hổng giống như bất kỳ phần mềm nào khác. Thường thì những hệ điều hành chạy mặc định và cho tất cả người dùng có quyền truy cập đầy đủ có thể tạo cơ hội cho các vi-rút hay phần mềm độc hại thực thi các lệnh.
6. Việc sử dụng Internet: Lỗ hổng bảo mật tỷ lệ thuận với tần suất sử dụng Internet vì khi sử dụng Internet các phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo có thể được tự động cài đặt trên máy tính.
7. Lỗi phần mềm: Khi phát triển phần mềm thì lập trình viên có thể vô tình hoặc cố ý để lại lỗ hổng có thể khai thác.
8. Không kiểm tra đầu vào của người dùng: Trang web hoặc phần mềm có thể thực thi các lệnh SQL ngoài ý muốn và gây ra lỗ hổng nếu nó cho rằng tất cả các đầu vào đều an toàn.
9. Con người: Con người sau hệ thống của bất kỳ tổ chức nào có thể là nguyên nhân lớn nhất gây ra lỗ hổng và là mối đe dọa hàng đầu đối với các tổ chức đó. Kiểu tấn công này còn được gọi là tấn công phi kỹ thuật (social engineering).
Phân loại lỗ hổng bảo mật
Người ta thường phân loại lỗ hổng bảo mật thành 3 cấp độ khác nhau. Vậy thì 3 cấp độ đó của lỗ hổng bảo mật là gì? Cùng với NQ News tiếp tục phân tích nhé.
1. Lỗ hổng loại C: Là loại lỗ hổng bảo mật có mức độ nguy hiểm thấp nhất. Đối với cấp độ lỗ hổng bảo mật này, tin tặc không thể phá hỏng dữ liệu hoặc chiếm đoạt được quyền truy cập mà chỉ có thể lợi dụng chúng để làm giảm chất lượng dịch vụ hoặc làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống sử dụng.
2. Lỗ hổng loại B: Là loại lỗ hổng bảo mật có cấp độ nguy hiểm ở mức trung bình. Cấp độ lỗ hổng bảo mật này thường xuất hiện trong các ứng dụng của hệ thống. Người dùng nội bộ có thể chiếm được quyền cao hơn hoặc truy cập không hợp pháp vào hệ thống đối với loại lỗ hổng bảo mật này.
3. Lỗ hổng loại A: Là loại lỗ hổng bảo mật có cấp độ nguy hiểm cao nhất. Cấp độ lỗ hổng bảo mật này có thể giúp cho người dùng bên ngoài truy cập được vào hệ thống và phá hủy hệ thống. Việc quản trị hệ thống yếu kém thường là nguyên nhân gây ra các lỗ hổng bảo mật loại A. Ngoài ra, các lỗ hổng này thường có sẵn trên phần mềm mà người quản trị có thể không hay biết.
Top công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật tốt nhất
Các quản trị viên hệ thống thường có nhiều kỹ năng để tìm ra được lỗ hổng bảo mật là gì cho hệ thống của họ đồng thời cập nhật thường xuyên các bản vá, bản nâng cấp để khắc phục các lỗ hổng vốn có và đề phòng bị tấn công bởi các phần tử xấu trên mạng Internet.
Ngoài ra, có 1 cách rất đơn giản và hiệu quả là sử dụng những công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật hệ thống. Vậy thì các công cụ tốt nhất để dò quét lỗ hổng bảo mật là gì? Hãy tiếp tục theo dõi top công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật tốt nhất hiện nay ở phần bên dưới nhé.
1. Phần mềm Retina Network Security Scanner
https://taimienphi.vn/download-retina-network-security-scanner-6213
Những cách thức mà Retina Network Security Scanner dò quét lỗ hổng bảo mật là gì? Nó được thiết lập các chức năng quét toàn bộ hệ thống để phát hiện ra lỗ hổng, đặc biệt là ở những phần dễ bị tổn thương nhất của hệ thống máy tính dựa vào máy chủ và các cổng kết nối với hệ thống đó.
Ngoài ra, người dùng có thể tùy chỉnh các chức năng của phần mềm này theo nhu cầu sử dụng của mình từ việc phát hiện ra lỗ hổng bảo mật là gì đến việc sắp xếp và khắc phục lỗ hổng. Retina Network Security Scanner còn tích hợp cả chức năng quét mạng không dây rất phù hợp cho nhiều hệ thống Internet không dây ở thời điểm hiện tại. Sau khi phân tích và đưa ra báo cáo từ công cụ này, bạn có thể chuyển các báo cáo đó sang định dạng HTML hoặc DOC để quản lý dễ dàng hơn.
Link download: caufesvisi.amebaownd.com/posts/11002963/
2. Công cụ quét lỗ hổng bảo mật GFI LanGuard

Đây là phần mềm bảo mật và vá lỗi bằng cách dò quét và kiểm tra toàn bộ network của hệ thống dựa theo các phương thức mà hacker có thể sử dụng để tấn công hệ thống được nhắm tới. GFI LANguard có thể phát hiện những lỗ hổng bảo mật tiềm tàng bằng cách phân tích mọi hoạt động của hệ điều hành và các ứng dụng đang chạy trong hệ thống được dò quét.
Ngoài ra GFI LANguard còn có khả năng phân tích các cổng (Ports) đang mở trên các máy tính, các tài nguyên chia sẻ (shares), các cảnh báo về lỗ hổng bảo mật, điểm yếu của hệ thống máy tính và mức độ cập nhật của các bản vá lỗi của hệ thống (service pack level), các hotfixes chưa được cài đặt và cuối cùng là các thông tin dễ bị kẻ tấn công lợi dụng khai thác như NETBIOS (computer name, workgroup, User nào đã log-on vào computer).
Link download: gfi.com/products-and-solutions/network-security-solutions/gfi-languard/download
3. Công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật Nexpose

Một số người thắc mắc về nhà cung cấp công cụ Nexpose để dò quét lỗ hổng bảo mật là gì? Đó là một công ty khá nổi tiếng trong việc cung cấp các giải pháp quản lý lỗ hổng trong giới công nghệ toàn cầu có tên là Rapid7. Rapid7 đã phát triển Nexpose như 1 giải pháp toàn diện để quản lý lỗ hổng bảo mật nhằm hỗ trợ cho nhóm quản trị viên hoạt động trong hệ thống mạng lưới dò quét đưa ra những quyết định khắc phục lỗ hổng tốt hơn và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra nó cũng có chức năng khá tương tự với công cụ GFI LanGuard được nhắc đến ở trên trong việc cung cấp nhiều chức năng để scan lỗ hổng của hệ điều hành, đồng thời đưa ra nhưng thống kê chi tiết về các lỗ hổng từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng cho quản trị viên.
Link download: rapid7.com/products/nexpose/download/
Đến đây có lẽ bạn đọc đã hiểu được lỗ hổng bảo mật là gì cũng như nguyên nhân, phân loại và các công cụ dò quét lỗ hổng bảo mật phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay. Bài viết chủ yếu đáp ứng được những kiến thức cơ bản nhất cho người dùng phổ thông. Vì thế đối với những bạn đọc chuyên ngành thì có thể tìm hiểu thêm kiến thức về lỗ hổng bảo mật là gì và những cách bảo vệ hệ thống của mình sâu hơn trên nền tảng phát triển những ý chính của bài phân tích này nhé.
Theo NQ Computing tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 2FA là gì? Tối ưu bảo mật với xác thực 2 yếu tố
NQ Computing là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp.
NQ Computing là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của NQ Computing có thể truy cập tại đây.