Hackathon là gì?
Hackathon còn được gọi là codefest, là một social event về lập trình – Nơi các lập trình viên máy tính và những ai có cùng mối quan tâm hoặc hứng thú có thể cùng nhau cải thiện hoặc xây dựng một chương trình phần mềm mới.
Từ hackathon được ghép lại từ “hack”, hay một lập trình viên thông minh và “marathon”, hay cuộc chạy việt dã đòi hỏi sức chịu đựng và sức bền ở cường độ cao.
Khái niệm hackathon, cũng được biết đến là hack day hay hack festival, được ra đời từ cộng đồng nguồn mở. Sự kiện đầu tiên được chính thức mang tên hackathon là Hackathon OpenBSD ở Calgary, Canada, tổ chức ngày 4 tháng 6 năm 1999.

Hiện nay, các bộ phận kỹ thuật, đặc biệt là trong các công ty có nền tảng web-based, áp dụng cơ hội này này như một cách tìm kiếm nhân sự cho doanh nghiệp.
Hackathons đôi khi được tổ chức nhằm phục vụ cho một mục tiêu cụ thể, nhưng thông thường đây là cơ hội để thực hiện mô hình nhân viên làm chủ và theo đuổi những ý tưởng vượt trội trong một môi trường rủi ro thấp.
Nhân viên sẽ được nhận các hỗ trợ để tự do cộng tác với các đồng nghiệp ở các bộ phận khác trong một khung thời gian nhất định và không chịu áp lực phải sản xuất một sản phẩm khả thi. Cùng NQ News Cloud tìm hiểu thêm các mô hình Hackathon và những thông tin cần biết ngay tại bài viết này.
Các mô hình Hackathon
Các Hackathon có mục tiêu và chủ đề khác nhau Hackathons được tổ chức như một sân chơi để tạo ra các ứng dụng như ứng dụng di động, biến thể hệ điều hành, nâng cấp web và trò chơi video được coi là các hackathon thích hợp.
Một số người tham gia Hackathon cho các mục đích cộng đồng để giúp tìm giải pháp cho các vấn đề như hệ thống giao thông công cộng, giáo dục và ứng phó thảm họa.
Hackathon trong tổ chức được các công ty như Amazon, Google và Microsoft tổ chức để khuyến khích nhân viên tham gia phát triển sản phẩm mới.

Ngôn ngữ hoặc lập trình hackathon được dành riêng cho việc tạo ngôn ngữ lập trình hoặc các khung ứng dụng cụ thể như C ++ hoặc .NET.
Một số Hackathon chỉ mở cho một nhóm nhân khẩu học cụ thể như sinh viên hoặc phụ nữ, trong khi các hackathon khác sẽ dành cho các developer với mức độ thành thạo và kinh nghiệm nhất định.
Tổ chức một Hackathon
Bước đầu tiên khi tổ chức một hackathon là cần xác định mục tiêu của hackathon đó. Xây dựng quy tắc rõ ràng cho Hackathon là bước quan trọng tiếp theo. Người tham dự cần được thông báo về nhiệm vụ, thời gian phân bổ và các nguồn họ có thể tham khảo khi tạo ra sản phẩm của mình.
Một điều quan trọng nữa là các nhà tổ chức cần tạo ra một môi trường hợp tác tích cực tại sự kiện hackathon. Các sự kiện như thế này nên khuyến khích các ý tưởng táo bạo, thậm chí “khác thường” cho các sản phẩm, dịch vụ và dự án mới.
Khi kết thúc một cuộc thi hackathon, hội đồng giám khảo sẽ trao các giải thưởng cho các đội hoặc dự án thắng cuộc.
Ưu và nhược điểm của Hackathon
Hackathons là một cơ hội để kết nối các cá nhân có nền tảng kỹ thuật lại gần nhau hơn và tạo thành các team cùng giải quyết vấn đề hoặc phát triển ý tưởng mới.
Hackathons có thể giúp người tham gia trau dồi các kỹ năng của bản thân, gặp gỡ và giao lưu với những người khác trong cùng lĩnh vực công nghệ. Tổ chức Hackathon trong doanh nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên đổi mới, thúc đẩy team building và mang đến cơ hội hợp tác chéo giữa các bộ phận.
Tuy nhiên, hạn chế của Hackathons là hoạt động này có thể tạo thêm áp lực cho nhân viên. Các ý tưởng được tạo ra thông qua hackathon cũng có thể khá phức tạp, bởi việc sàng lọc hoặc đánh giá các ý tưởng không có tính chính thức. Hackathons cũng đòi hỏi thời gian, chi phí và các nguồn lực khác để tổ chức, không mang lại một nguồn lợi đảm bảo từ đầu tư.
Các sản phẩm và ứng dụng nổi tiếng đã ra đời tại Hackathon
Hackathons đã được chứng minh là một cơ hội tuyệt vời để cho ra đời các ý tưởng sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.
Ví dụ: nhiều tính năng phổ biến của Facebook đã được phát triển trong các dự án hackathon. Nút Like, Facebook Chat, video và thậm chí Timeline đều là các sản phẩm của hackathons.
Một ví dụ thành công gây chú ý khác là GroupMe – ứng dụng nhắn tin nhóm được phát minh lần đầu tiên tại cuộc thi hackathon TechCrunch Disrupt 2010. Ngay sau khi phát triển, GroupMe đã được Skype mua lại với giá hơn 40 triệu USD.
Theo NQ News Cloud chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps” data-rel=”follow”>DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps