• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Flatpak và What IP: 2 chương trình mọi hệ thống Linux nên cài đặt

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Flatpak Và What Ip: 2 Chương Trình Mọi Hệ Thống Linux Nên Cài đặt 6094e78c9605a.jpeg

Bất kỳ ai sử dụng Linux đều có hiểu biết cơ bản về việc cài đặt phần mềm. Linux đi kèm với kho phần mềm để cài đặt. Phần mềm được cài đặt bằng lệnh apt.

Các kho khác bao gồm flatpak và snap yêu cầu những lệnh khác.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng xem xét flatpak và một ứng dụng cụ thể được gọi là What IP. Phần mềm này được sử dụng để lấy thông tin về các kết nối TCP/IP và cũng. rất hữu ích để xác minh mạng riêng ảo (VPN) nếu bạn sử dụng.

Những điều cơ bản về Flatpak

Flatpak là một trình quản lý cho phép bạn cài đặt các gói. Các gói có tất cả những dependency cần thiết được tích hợp sẵn để không gây ra sự cố với các gói khác. Các ứng dụng Flatpak được thực thi trong sandbox để ngăn chặn vấn đề liên quan đến sự cố không tương thích với những gói khác.

Các gói này có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nhằm cho phép nhiều nhà phát triển bổ sung hơn.

Để bắt đầu với Flatpak, trước tiên bạn cần cài đặt nó.

Cài đặt Flatpak

Có một số bước cần thực hiện để cài đặt và chạy Flatpak. Để bắt đầu, bạn cần cài đặt chương trình cơ bản tùy thuộc vào phiên bản Linux của bạn.

Đối với Ubuntu 18.10 trở lên, lệnh là:

sudo apt install flatpak

Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Ubuntu thấp hơn 18.10, thì trước tiên bạn cần thêm kho lưu trữ bằng lệnh:

sudo add-apt-repository ppa:alexlarsson/flatpak

Sau đó, bạn cần cập nhật danh sách kho lưu trữ bằng lệnh sudo apt update để hoàn tất quá trình cài đặt Flatpak với:

sudo apt install flatpak

LƯU Ý: Nếu bạn có một bản phân phối Linux khác, hãy xem trang web tại https://flatpak.org/setup/ để biết hướng dẫn cài đặt Flatpak.

Sau khi cài đặt cơ bản, bạn có thể cài đặt một plug-in để hỗ trợ, do đó bạn không cần sử dụng dòng lệnh để cài đặt ứng dụng Flatpak. Quá trình cài đặt plugin hoàn tất bằng lệnh:

sudo apt install gnome-software-plugin-flatpak

Giống như với lệnh apt, bạn cần một danh sách các kho để lấy danh sách phần mềm và chương trình. Lệnh sau sẽ thêm Flathub Repository vào danh sách của bạn:

flatpak remote-add --if-not-exists flathub https://flathub.org/repo/flathub.flatpakrepo

Sau khi hoàn thành các bước này, bạn nên khởi động lại hệ thống của mình.

  • Cách cài đặt phần mềm và ứng dụng cho hệ điều hành Linux

Cài đặt các ứng dụng Flatpak

Bây giờ, mọi thứ đã sẵn sàng, bạn có thể mở trình duyệt và truy cập https://flathub.org/apps. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm những ứng dụng của mình hoặc duyệt qua các danh mục bạn chọn.

Khi đã chọn một chương trình, bạn sẽ thấy nút Install. Nhấp vào nó và một cửa sổ sẽ xuất hiện yêu cầu bạn chạy file với Software Install (Default) hoặc để nhấn Save để lưu file. Chọn mặc định để sử dụng Software Install (Default). Chương trình sẽ được tải xuống và cài đặt như trong hình bên dưới.

Cài đặt các ứng dụng Flatpak
Cài đặt các ứng dụng Flatpak

Tiếp tục quy trình cho các ứng dụng khác mà bạn muốn sử dụng trên hệ thống Linux của mình.

Chạy ứng dụng Flatpak – What IP

Xem qua System Menu và bạn sẽ tìm thấy các ứng dụng đã tải xuống của mình.

Nếu menu được sắp xếp thành các danh mục, thì chương trình What IP sẽ thuộc danh mục Internet.

Bắt đầu What IP và bạn sẽ thấy một cái gì đó tương tự như hình sau (tác giả bài viết đã chặn địa chỉ IP bên ngoài của mình vì lý do bảo mật):

Bắt đầu với What IP
Bắt đầu với What IP

Bạn có thể thấy rằng có một danh sách cho mạng nội bộ từ adapter không dây. Ngoài ra còn có Virtual Bridge (Virtual Box).

Ở cuối cửa sổ, có hai tab khác để xem xét. Đầu tiên là Ports và thứ hai là LAN.

Hình bên dưới cho thấy đầu ra cho Ports. Danh sách chứa tất cả các cổng đang được sử dụng, TCP hoặc UDP, trên hệ thống. Ở bên phải của mỗi cổng là một nút. Khi bạn nhấp vào nút, cổng sẽ được kiểm tra để xem liệu cổng có thể truy cập được từ Internet hay không. Dấu X cho bạn biết rằng cổng được bảo mật.

Đầu ra cho Ports
Đầu ra cho Ports

Tab cuối cùng là tab LAN để hiển thị các thiết bị khác trên mạng cục bộ (LAN). Tab LAN được hiển thị như trong hình sau:

Tab LAN
Tab LAN

LƯU Ý: Có nút Refresh ở góc trên cùng bên trái. Bạn có thể nhấn nút để nó quét lại tất cả thông tin cho tất cả các tab.

Kiểm tra mạng riêng ảo (VPN)

Nếu bạn đang sử dụng một VPN để ngăn mọi người trên Internet biết bạn đang ở đâu, thì bạn có thể kiểm tra nó bằng cách sử dụng What IP.

Mở What IP và nhấp vào nút Refresh hoặc đóng và mở lại. Tab đầu tiên, IP, được hiển thị như trong hình bên dưới:

Tab IP
Tab IP

Bạn có thể thấy rằng bây giờ địa chỉ IP của tác giả đang được liệt kê với vị trí là London, Anh. Với một số VPN, bạn có thể thay đổi vị trí của mình thành nhiều nơi.

Vị trí thực đã được thay đổi
Vị trí thực đã được thay đổi

Có rất nhiều chương trình hữu ích trên Flatpak. Đối với bất kỳ ai muốn biết về mạng của mình, bài viết khuyến nghị nên sử dụng What IP. Nó cho bạn cơ hội để kiểm tra các cổng và xem địa chỉ IP Internet của mình.

Flatpak và What IP là hai chương trình mà có lẽ mọi hệ thống Linux đều nên cài đặt, đặc biệt là hệ thống có thể truy cập Internet.

Chúc bạn thực hiện thành công!

  • Cách cài đặt GNOME trên Ubuntu 20.04 LTS Focal Fossa
  • Cách cài đặt ứng dụng Telegram Desktop trên Linux
  • Cách cài đặt và sử dụng Ansible trên Debian 10
  • Cách cài đặt Blender 3D trên Ubuntu 20.04
  • Cách cài đặt VLC Media Player trên Linux Mint 20
Post Views: 172
Previous Post

Ubuntu 21.04 Hirsute Hippo chính thức phát hành cho desktop, server và Raspberry Pi

Next Post

10 ví dụ về lệnh Grep trong Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
10 Ví Dụ Về Lệnh Grep Trong Linux 6094e7882ca02.jpeg

10 ví dụ về lệnh Grep trong Linux

Bài mới nhất

4 Lưu ý Khi Sử Dụng Email Marketing Hiệu Quả Tránh Spam Cho Doanh Nghiệp 612d0db271290.jpeg

4 Lưu ý khi sử dụng email marketing hiệu quả tránh spam cho doanh nghiệp

07/05/2025
Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution