• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Thủ thuật Hệ thống

Cách gỡ cài đặt Win 10 để trở về sử dụng Win 7 hoặc 8.1

@admiz by @admiz
26/12/2021
in Hệ thống
0

Giả sử vì một lí do nào đó mà bạn không muốn sử dụng hệ điều hành Windows 10 nữa, chẳng hạn như trong quá trình sử dụng Windows 10 bạn hay gặp phải một số lỗi nào đó, … Bạn hoàn toàn có thể hạ cấp từ Windows 10 xuống Windows 7 hoặc Windows 8.1.

Nếu muốn hạ cấp từ Windows 10 xuống Windows 7 hoặc Windows 8.1, mời bạn cùng tham khảo các bước thực hiện trong bài viết dưới đây của Quản trị mạng.

Lưu ý:

Trước khi thực hiện quá trình hạ cấp, bạn nên tiến hành thực hiện sao lưu hệ thống để phòng trừ trường hợp xấu có thể xảy ra.

1. Cài Windows 7, Windows 8.1 trên máy tính

Nếu bạn không có key Windows, không cần thực hiện những bước phức tạp như dưới đây. Bạn chỉ cần tải ISO Windows 7 hoặc ISO Windows 8.1, tạo USB boot bằng Hiren’s Boot CD hoặc Rufus, rồi tiến hành cài Win 7 hoặc cài Win 8.1 lên máy tính là xong.

2. Sử dụng tùy chọn Recovery để gỡ cài đặt Win 10

Lưu ý: Cách này chỉ sử dụng được trong trường hợp bạn vừa nâng cấp từ Windows 7/Windows 8.1 lên Windows 10.

Trong quá trình nâng cấp lên Windows 10, tất cả mọi thứ bạn cần để chuyển đổi về phiên bản trước nằm trong thư mục Windows.old và thư mục $WINDOWS.~BT. Các thư mục này nằm trong ổ đĩa cài đặt chính (thường là ổ C:).

Trước khi tiến hành các bước gỡ bỏ cài đặt hệ điều hành, bạn cần phải kiểm tra xem 2 thư mục này có tồn tại hay không? Trên File Explorer, bạn mở ổ đĩa C:, tại đây bạn sẽ tìm thấy thư mục Windows.old.

Tuy nhiên trước hết trên File Explorer, bạn click vào thẻ View, sau đó đánh tích chọn tùy chọn Hidden items để hiển thị thư mục $WINDOWS.~BT.

thư mục Windows.old và thư mục $WINDOWS.~BT

Thực hiện theo các bước dưới đây để gỡ bỏ cài đặt Windows 10:

1. Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở ứng dụng Settings.

2. Trên cửa sổ Settings, bạn click chọn Update & security.

3. Tiếp theo click chọn Recovery.

4. Nếu mới nâng cấp lên Windows 10, bạn sẽ nhìn thấy mục Go back to Windows 7 hoặc Go back to Windows 8.1.

Nếu muốn trở lại sử dụng Windows 7 hoặc 8.1, bạn click chọn nút Get Started.

Go back to Windows 8

5. Trả lời câu hỏi tại sao bạn muốn hạ cấp sử dụng lại Windows 7 hoặc Windows 8.1rồi click chọn Next.

chọn Next

6. Trước khi trở lại Windows 7/8.1, bạn sẽ nhận được thông báo lựa chọn để cài đặt phiên bản updates (cập nhật) (nếu có sẵn) để khắc phục bất kỳ một lỗi nào đó. Tuy nhiên nếu muốn trở lại sử dụng Windows 7/8.1, bạn click chọn No, thanks.

chọn No, thanks

7. Đọc kỹ tất cả các cảnh báo về những gì sẽ xảy ra với các ứng dụng và thiết lập trong quá trình hạ cấp và click chọn Next.

chọn Next

8. Nếu sử dụng mật khẩu khác để đăng nhập tài khoản của bạn trên các phiên bản cài đặt trước, bạn phải sử dụng mật khẩu đó để đăng nhập sau khi hạ cấp trở về Windows 7/8.1. Tiếp theo click chọn Next.

chọn Next

9. Tiếp theo click chọn nút Go back to Windows 7 hoặc Go back to Windows 8.1 để hoàn tất quá trình.

chọn nút Go back to Windows 7 hoặc Go back to Windows 8.1

Lưu ý:

Lưu ý rằng quá trình gỡ bỏ cài đặt Windows 10 sẽ gỡ bỏ toàn bộ ứng dụng và các thiết lập trên máy tính của bạn. Nếu muốn sử dụng các ứng dụng hoặc các thiết lập này, bạn có thể cài đặt lại các ứng dụng này một lần nữa để sử dụng.

3. Gỡ Windows 10 bằng tùy chọn Full Backup

Tất cả bạn cần là một Repair Disc để khởi động máy tính của bạn vào Windows Recovery Enviroment để khôi phục về phiên bản trước. Thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Kích chuột phải vào nút Start ở góc dưới cùng bên trái màn hình, click chọn Control Panel.

2. Tiếp theo trên cửa sổ Control Panel, bạn click chọn System and Security.

3. Click chọn tiếp Backup and Restore (Windows 7).

4. Ở khung bên trái, bạn click chọn Create a system repair disc.

chọn Create a system repair disc

5. Thực hiện các bước hướng dẫn trên màn hình để tạo Repair disc.

Sau khi đã tạo xong Repair disc, bạn thực hiện tiếp theo các bước dưới đây để hạ cấp về Windows 7/8.1:

  • Kết nối ổ đĩa có chứa sao lưu cài đặt các phiên bản trước trên máy tính của bạn.
  • Khởi động lại máy tính của bạn bằng Repair disc.
  • Trên màn hình Set up, bạn click chọn Next.
  • Click chọn tiếp liên kết Repair your computer.
  • Click chọn Troubleshoot.
  • Click chọn Advanced options.
  • Click chọn System Image Recovery.

 chọn System Image Recovery

  • Đăng nhập tài khoản User của bạn.
  • Chọn sao lưu mà bạn muốn khôi phục, rồi click chọn Next.

chọn Next

  • Nếu tương thích, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình rồi click chọn Finish để hoàn tất quá trình.

Sau khi quá trình khôi phục kết thúc, bạn sẽ quay trở lại phiên bản Windows trước đó để sử dụng.

4. Sử dụng tùy chọn Clean Uninstall để gỡ Windows 10

Nếu tùy chọn quay lại phiên bản Windows trước không có sẵn trên ứng dụng Settings, và bạn không thể sao lưu đầy đủ tất cả những gì bạn cần sử dụng để khôi phục, khi đó bạn có thể sử dụng tùy chọn thứ 3.

Tùy chọn thứ 3 để gỡ bỏ cài đặt Windows 10 là cài mới (clean install) Windows 7 hoặc Windows 8.1. Quá trình này sẽ yêu cầu bạn phải cung cấp Product key để sao chép hệ điều hành của bạn. Quá trình sẽ xóa toàn bộ mọi thứ trên máy tính của bạn, bao gồm các cài đặt, ứng dụng và dữ liệu. Tuy nhiên bạn có thể cài đặt lại tất cả các ứng dụng và khôi phục các file cá nhân từ sao lưu (backup).

Tùy chọn này yêu cầu nhiều thời gian và phải thực hiện nhiều bước. Tuy nhiên lại gây ra ít sự cố nhất sau khi hạ cấp trở về phiên bản trước.

4.1. File cài đặt Windows

Nếu muốn cài đặt lại Windows 7, bạn truy cập trang chủ hỗ trợ của Microsoft để tải file Windows 7 ISO. Sau đó bạn có thể sử dụng công cụ Windows USB/DVD Download Tool để tạo một Bootable Media.

4.2. Cấu hình thứ tự khởi động trên máy tính của bạn

Bạn cần chắc chắn rằng máy tính của mình có thể khởi động từ ổ USB Flash Drive hoặc ổ DVD. Quá trình này yêu cầu bạn nhập một trong số các phím chức năng (F1, F2, F3, F10 hoặc F12), phím ESC hoặc phím Delete.

Sau khi đã truy cập BIOS, tìm tùy chọn Boot Options (tùy chọn khởi động) và thay đổi thành Windows installation media.

Trên máy tính Windows 8.1 và mới hơn, bạn có thể sử dụng UEFI BIOS. Tuy nhiên việc truy cập UEFI BIOS không đơn giản như việc truy cập BIOS truyền thống.

Trong trường hợp này, bạn vào PC Settings => Update and recovery => Recovery => Advanced Startup rồi click chọn Restart now.

Hệ điều hành sẽ load menu khởi động, nhiệm vụ của bạn là click chọn Troubleshoot => Advanced options => UEFI Firmware Settings => Restart. Windows 8.1sẽ khởi động vào BIOS, cung cấp cho bạn các tùy chọn để truy cập và thay đổi thứ tự khởi động trên hệ thống.

4.3. Tìm Product key của bạn

Không giống như Windows 10 sử dụng bản quyền kỹ thuật số (digital license) để cài đặt lại hệ điều hành mà không cần phải sử dụng Product key. Với Windows 7 và Windows 8.1, bạn phải sử dụng Product key gốc để cài đặt lại.

Nếu đang sở hữu một máy tính Windows 7, bạn sẽ tìm thấy Product key trong dán nhãn Proof of License Certificate of Authenticity. Thông thường dán nhãn này được đính kèm ở sau máy tính.

Trên Laptop, bạn có thể tìm thấy dán nhãn này ở dưới thiết bị, bên trong chân cắm pin thay thế, …

Nếu là máy tính cũ, thông thường Product key nằm trong gói khôi phục ổ đĩa hoặc trong ổ đĩa thực tế.

Trên các thiết bị Windows 8.1 mới hơn, bạn không thể tìm thấy Product key, lí do là bởi vì Product key được nhúng vào chip BIOS trên thiết bị.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng phần mềm tìm kiếm để tìm Product key.

4.4. Thực hiện cài mới (clean install) Windows

Sau khi đã có các file cài đặt, bạn thực hiện theo các bước dưới đây để thực hiện cài đặt mới (clean install):

1. Khởi động lại máy tính của bạn, sử dụng Windows 7 installation media hoặc Windows 8.1 installation media.

2. Trên màn hình Setup, bạn click chọn Next.

3. Click chọn Install now.

4. Chấp nhận các điều khoản và click chọn Next.

5. Click chọn tùy chọn Custom: Install Windows only (Advanced).

chọn Custom: Install Windows only (Advanced)

6. Chọn và xóa các phân vùng hệ thống. Thông thường bạn tìm và xóa Drive 0 Partition 1 và Drive 0 Partition 2.

Chọn và xóa các phân vùng hệ thống

7. Click chọn Next và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt.

Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, truy cập Control Panel => System and Security => Windows Update để tải bản vá mới nhất của hệ điều hành.

Sau đó bạn có thể tiến hành cài đặt lại các ứng dụng và khôi phục lại các tập tin từ backup (sao lưu).

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

  • Tăng tốc Windows 10 từ quá trình khởi động cho đến quá trình tắt máy
  • Tổng hợp một số cách sửa lỗi USB Device Not Recognized trên Windows 7, 8 và 10
  • Một số thủ thuật giải phóng không gian ổ cứng máy tính Windows 10

Chúc các bạn thành công!

  • Một số thủ thuật giải phóng không gian ổ cứng máy tính Windows 10
  • Làm thế nào để mang nút Start và Start Menu truyền thống trở lại trên Windows 8?
  • Sửa lỗi bàn phím không hoạt động trên Windows 10
  • Thiết lập ảnh nền Desktop làm ảnh nền màn hình Start Screen trên Windows 8.1
  • Làm thế nào để gỡ bỏ tận gốc Yahoo Toolbar và search . yahoo . com?
  • Thủ thuật ngăn Windows tự động update các driver cụ thể
Post Views: 228
Tags: hạ cấp windows 10hạ cấp windows 10 về windows 7hạ cấp windows 10 về windows 8.1hạ cấp windows 10 xuống windows 7hạ cấp windows 10 xuống windows 8.1hướng dẫn hạ cấp windows 10 xuống windows 7hướng dẫn hạ cấp windows 10 xuống windows 8.1
Previous Post

Cách lấy link bài viết Facebook, cách lấy link fb, video, link ảnh Facebook

Next Post

Cách bật Dark Mode cho Google Search

Related Posts

Hệ thống

Tổng hợp hình nền Mùa Thu cho máy tính, laptop 2021

28/12/2021
Hệ thống

Cách thay đổi địa chỉ IP cho điện thoại

28/12/2021
Hệ thống

Cách reset router WiFi TP-Link

28/12/2021
Hệ thống

Cách đổi mật khẩu WiFi modem HuaWei VNPT như thế nào?

28/12/2021
Hệ thống

Top 5 phần mềm hóa đơn điện tử

28/12/2021
Hệ thống

Cách khắc phục lỗi không cài được Java

27/12/2021
Next Post
bật nền tối google search

Cách bật Dark Mode cho Google Search

Bài mới nhất

Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025
Top 10 Công Ty Thiết Kế Website Tại Nha Trang Chuyên Nghiệp 612d0a9ad018b.jpeg

Top 10 công ty thiết kế website tại Nha Trang chuyên nghiệp

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution