Cloud VPS đang dần trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc ngày nay. Tuy nhiên bạn biết gì về Cloud VPS và cách quản trị máy chủ ảo?

Nhờ công nghệ điện toán đám mây, bạn có thể truy cập máy tính của mình ở bất cứ đâu nếu có Internet
Cho dù bạn là người mới hay đã sử dụng dịch vụ lưu trữ Web vài năm thì cũng có thể đã nghe về những cụm từ như “Cloud”, “Cloud VPS” hoặc “Máy chủ ảo”. Bài viết này sẽ đi sâu giải đáp Cloud VPS là gì và cách nó hoạt động.
Tổng hợp khái niệm về máy chủ ảo Cloud VPS
Muốn biết máy chủ ảo Cloud VPS hoạt động thế nào thì trước tiên bạn cần nắm vững các khái niệm về máy chủ ảo Cloud VPS.
Điện toán đám mây là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm về máy chủ ảo cá nhân VPS, bạn cần biết “Cloud” là gì. “ Cloud” ở đây không phải là mây tạo mưa mà nó là “Điện toán đám mây”.
Điện toán đám mây là hoạt động lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu trên máy chủ từ xa nhờ sử dụng Internet, chứ không phải trên máy chủ cục bộ hoặc máy tính cá nhân. Bạn có thể truy cập máy tính của mình bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu miễn là có kết nối Internet.
VPS – Virtual Private Server là gì?
Máy chủ riêng ảo (VPS) là gì và nó hoạt động như thế nào? Trước hết, VPS là một môi trường lưu trữ riêng và chuyên dụng, được chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý hoặc một cụm máy chủ, thông qua việc sử dụng công nghệ ảo hóa.

VPS là máy chủ riêng ảo hoạt động nhờ chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý
Với Virtual Machine Manager bao gồm phần mềm ứng dụng, ổ cứng…, chúng ta có thể chạy các máy ảo trên máy chủ vật lý/máy chủ nguồn. Nó được gọi là phiên bản khách hoặc phiên bản con.
Nói ngắn gọn hơn, thuê Cloud VPS giống như một máy chủ chuyên dụng vật lý hoạt động dưới dạng một phần mềm chạy trên máy chủ vật lý/máy chủ nguồn.
Cloud VPS là gì?
Cloud VPS là một giải pháp điện toán đám mây dựa trên nền tảng ảo hóa được tạo riêng cho hệ điều hành Linux, còn được gọi là KVM.

Với Cloud VPS, bạn chỉ cần trả tiền cho những gì mà bạn sử dụng
Nó cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng và được ảo hóa như một dịch vụ, và bạn chỉ cần trả tiền cho những gì bạn sử dụng mà thôi. Điều này có nghĩa là sẽ có một dung lượng lưu trữ nhất định mà bạn không thể nào vượt quá. Thay vào đó, bạn chỉ cần trả tiền cho những tài nguyên mà bạn thực sự sử dụng. Về lâu dài nó có thể mang lại lợi ích cho bạn theo nhiều cách.
Bạn có thể mở rộng dung lượng và các tài nguyên bạn cần cho hầu hết các dự án sẽ có sẵn chỉ trong vài phút. Về cơ bản, với Cloud VPS, bạn có thể truy cập gần như tức thì trên một máy chủ mới. Trên hết, bạn có thể làm điều này mà không cần phải di chuyển dữ liệu hoặc thay đổi cài đặt máy chủ của mình.
Có thể mở rộng dung lượng của Cloud VPS không?
Một trong những lợi ích chính của Cloud VPS là nó có thể dễ dàng tăng hoặc giảm dung lượng khi bạn có nhu cầu thay đổi. Bởi nhiều khi bạn cần nhiều tài nguyên hơn để khách hàng có thể truy cập trang Web một cách hiệu quả. Hoặc trường hợp doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô và bạn không sử dụng hết nguồn tài nguyên sẵn có.
Với dịch vụ thuê máy chủ ảo, bạn có thể mở rộng dung lượng của mình một cách dễ dàng bất cứ lúc nào. Việc phân bổ tài nguyên khi cần thiết cũng chỉ diễn ra trong vòng vài cú nhấp chuột, bởi vậy bạn không cần phải lo lắng về sự cố mất điện.

Bạn có thể mở rộng dung lượng khi sử dụng Cloud VPS
Cách quản trị máy chủ ảo Cloud VPS
Bạn chỉ cần nắm rõ những thao tác cơ bản dưới đây đã có thể tự quản lý VPS của mình hiệu quả.
Ping
Đây là thao tác kiểm tra kết nối đến VPS. Nhờ nó bạn có thể biết đường truyền đến VPS có kết nối ổn định hay không. Một kết nối mạng bình thường Ping vào khoảng 70 – 90 ms.
Để kiểm tra, bạn chỉ cần thao tác sau: trong cmd gõ code: ping 1.2.3.4 –t
Kiểm tra hệ thống quản lý VPS
Những lệnh kiểm tra hệ thống quản lý máy chủ ảo Cloud VPS:
- Kiểm tra lượng CPU
- Kiểm tra lượng RAM
- Kiểm tra Uptime

Sử dụng các lệnh để quản lý VPS
Kiểm tra lượng CPU
- Check lượng CPU bằng lệnh được: cat /proc/cpuinfo
- Dòng “Processor” hiện ra sẽ cho biết lượng nhân (Core) mà bạn sở hữu. Nhân thứ nhất bắt đầu từ số 0. Tức là nếu bạn được cấp thêm một nhân thì sẽ thấy xuất hiện 1 lần bảng tin CPU và dòng processor có số là 0. Tương tự, nếu bạn được cấp 2 nhân thì sẽ thấy được 2 lần xuất hiện bản tin CPU (lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1)
- Dòng “Model Name”: cho biết loại CPU bạn đang sử dụng
- Dòng “cpu MHz”: cho biết lượng Mhz trên CPU Core đó
- AppVZ luôn thiết kế lượng CPU Core cấp cho VPS để ở mức lớn gấp đôi so với mức đăng khi thuê VPS của bạn (ví dụ bạn sử dụng gói VPS-1 có 25% Core (~ 666Mhz) thì bạn sẽ thấy VPS của mình được cấp tới 1.33Mhz)
Kiểm tra lượng RAM
- Sử dụng lệnh: free – m
- Cột “Total”; thể hiện tổng lượng RAM trong VPS bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ)
- Cột “Used”: thể hiện thông tin về lượng RAM đã sử dụng. Cột “Free” cho biết lượng RAM còn lại trong máy chủ
Kiểm tra Uptime
Thời gian Uptime được hiểu là thời gian Server hoạt động liên tục, không bị gián đoạn.
Bạn sử dụng lệnh: # uptime. Nếu thời gian Uptime VPS từ lúc đăng ký thuê mua đến hiện tại mà lớn hơn thì bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để kiểm tra.
Kiểm tra dung lượng và tốc độ ghi ổ cứng
- Lệnh kiểm tra dung lượng: # df –h
- Lệnh kiểm tra tốc độ ghi ổ cứng: # dd if=/dev/zero of=1GB.tmp bs=1024 count=1M conv=fdatasync
Nếu chưa hiểu về các lệnh quản lý Cloud VPS trên đây, bạn đừng ngần ngại gọi cho nhân viên tư vấn kỹ thuật để được giải đáp một cách rõ ràng.
Tham khảo thêm: Máy chủ ảo là gì? Dịch vụ thuê máy chủ ảo có gì nổi bật?