• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Cách truy cập vào hoạt động người dùng trên Linux

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Cách Truy Cập Vào Hoạt động Người Dùng Trên Linux 6094ea68ed0bb.jpeg

Nếu đang sử dụng một Linux server, bạn có thể sử dụng một số lệnh sau để kiểm tra hoạt động của người dùng – khi người dùng hệ thống đăng nhập và tần suất sử dụng, họ thuộc nhóm nào, dung lượng ổ đĩa họ đang tiêu thụ, họ đang chạy lệnh gì, chiếm bao nhiêu dung lượng ổ đĩa,…

Lệnh finger

Một lệnh tiện dụng để theo dõi hoạt động người dùng là finger. Lệnh này cho phép bạn xem ai đã đăng nhập hoặc chỉ tập trung vào thông tin hoạt động của một người dùng, xem lần cuối đăng nhập là khi nào, đăng nhập từ đâu, v.v. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ theo dõi hoạt động của người dùng tên nemo.

$ finger nemo
Login: nemo                             Name: Nemo Demo
Directory: /home/nemo                   Shell: /bin/bash
On since Fri Jun 19 12:58 (EDT) on pts/1 from 192.168.0.6
   7 minutes 47 seconds idle
New mail received Wed Jun 17 18:31 2020 (EDT)
     Unread since Sat Jun 13 18:03 2020 (EDT)
No Plan.

Chúng ta có thể thấy tên đầy đủ, thư mục chính và shell của nemo. Chúng ta cũng có thể thấy hoạt động đăng nhập và email gần đây nhất của nemo. Văn phòng, điện thoại văn phòng và điện thoại nhà chỉ xuất hiện nếu chúng được xác định trong tệp /etc/passwd với trường tên đầy đủ. Ví dụ:

nemo:x:1001:1001:Nemo Demo,11,540-222-2222,540-333-3333:/home/nemo:/bin/bash).

Output ở trên cũng chỉ ra rằng nemo không có “plan” nào cả, nhưng điều này chỉ có nghĩa người dùng này đã không tạo tệp .plan và đặt một số văn bản vào đó; không có gì khác thường.

Không có đối số, lệnh finger sẽ hiển thị danh sách các thông tin đăng nhập hiện tại theo định dạng hiển thị bên dưới. Bạn có thể thấy khi họ đăng nhập, địa chỉ IP họ đã dùng, terminal đang sử dụng (ví dụ: pts/1)

$ finger
Login    Name                  Tty      Idle  Login Time   Office     Office Phone
nemo     Nemo Demo             pts/1    1:24  Jun 19 12:58 (192.168.0.6)
shs      Sandra Henry-Stocker  pts/0          Jun 19 12:57 (192.168.0.60

Lệnh w

Lệnh w cũng cung cấp một danh sách được định dạng độc đáo của người dùng hiện đang hoạt động bao gồm cả thời gian trống và lệnh nào họ chạy gần đây nhất. Nó cũng hiển thị thời gian hệ thống đã hoạt động ở dòng trên cùng và cung cấp mức trung bình tải để biết mức độ hoạt động của hệ thống. Trong trường hợp này (0,00 cho đến cuối phút 1, 5 và 15), hệ thống phần lớn sẽ là để không.

$ w
 14:23:19 up 1 day, 20:24,  2 users,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT
shs      pts/0    192.168.0.6      12:57    0.00s  0.14s  0.01s w
nemo     pts/1    192.168.0.6      12:58    1:24m  0.03s  0.03s -bash

Lệnh id

Với lệnh id, bạn có thể xem số ID của người dùng và ID nhóm (ID của từng thành viên trong nhóm). Thông tin này được lấy từ các file /etc/passwd và /etc/group. Không có đối số, lệnh id báo cáo thông tin cho tài khoản của bạn.

$ id
uid=1000(shs) gid=1000(shs) groups=1000(shs),4(adm),11(admin),24(cdrom),27(sudo),30(dip),46(plugdev),118(lpadmin),128(sambashare),500(devops)
$ id nemo
uid=1001(nemo) gid=1001(nemo) groups=1001(nemo),16(fish)

Lệnh auth.log

Bạn có thể lấy thông tin từ file /var/log/auth.log bằng các lệnh như grep. Để hiển thị hoạt động đăng nhập gần đây nhất bằng dữ liệu auth.log, dùng một lệnh như sau:

$ grep "New session" /var/log/auth.log | awk '{print $1,$2,$3,$11 ' | tail -5
Jun 17 17:22:38 shs.
Jun 17 17:58:43 gdm.
Jun 17 18:09:58 shs.
Jun 19 12:57:36 shs.

Lệnh last

Lệnh last là phương pháp tốt nhất để xem các lần đăng nhập gần đây của tất cả người dùng hoặc một cá nhân. Hãy nhớ rằng hoạt động gần đây nhất sẽ được hiển thị đầu tiên vì đây là thông tin mà hầu hết các quản trị viên quan tâm nhất.

$ last | head -5
nemo     pts/1        192.168.0.6      Fri Jun 19 12:58   still logged in
shs      pts/0        192.168.0.6      Fri Jun 19 12:57   still logged in
shs      pts/0        192.168.0.6      Wed Jun 17 18:10 - 18:42  (00:32)
reboot   system boot  5.4.0-37-generic Wed Jun 17 17:58   still running
shs      pts/2        192.168.0.6      Wed Jun 17 17:22 - 17:57  (00:34)

$ last nemo | head -5
nemo     pts/1        192.168.0.6      Fri Jun 19 12:58 - 16:21  (03:22)
nemo     pts/2        192.168.0.6      Sat Jun 13 17:49 - 19:05  (01:16)
nemo     pts/1        192.168.0.6      Thu Jun  4 17:33 - 17:44  (00:10)
nemo     pts/1        192.168.0.19     Mon May 11 19:04 - 19:57  (00:52)
nemo     pts/1        192.168.0.19     Tue May  5 12:46 - 17:49  (05:02)

Lệnh du

Lệnh du sẽ báo cáo mỗi thư mục home directory của người dùng đang sử dụng bao nhiêu dung lượng nếu chạy riêng từng mục trong /home như thế này:

$ sudo du -sk /home/*
289     /home/dorothy
116     /home/dory
88      /home/eel
28      /home/gino
28      /home/jadep
12764   /home/nemo
732     /home/shark
418046  /home/shs
108     /home/tadpole

Theo mặc định, kích thước được báo cáo theo đơn vị 1024 byte.

Lệnh ps và history

Đối với người dùng hiện đang đăng nhập, bạn luôn có thể sử dụng các lệnh như ps -ef | grep ^nemo để xem những lệnh và quy trình nào mà người dùng hiện đang chạy. Để xem các lệnh đã chạy trước đó, bạn có thể thử xem các file history của người dùng (ví dụ: .bash_history), nhưng lưu ý rằng người dùng có thể thiết lập tài khoản của mình để các lệnh nhất định không xuất hiện trong file history và họ cũng có thể chỉnh sửa các file này nếu muốn.

Đếm số đăng nhập

Nếu bạn muốn xem số lần mỗi người dùng của bạn đã đăng nhập kể từ khi file /var/log/wtmp chạy lần cuối, hãy sử dụng một lệnh như thế này:

$ for USER in `ls /home`
> do
>   cnt=`last $USER | grep ^$USER | wc -l`        # count logins
>   echo $USER: $cnt                              # show login count
> done

Output sẽ trông giống như thế này:

dorothy: 0
dory: 0
eel: 8
gino: 0
jadep: 102
nemo: 39
shark: 50
shs: 105
tadpole: 0

Nếu muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể đặt một tập lệnh phức tạp hơn, có thể thêm một số thông tin bổ sung như chi tiết đăng nhập và định dạng.

#!/bin/bash

sepline="===================="

for USER in `ls /home`
do
  len=`echo $USER | awk '{print length($0) '`   # get length of username
  echo $USER
  sep="${sepline:1:$len "                       # set separator
  echo $sep                                     # print separator
  cnt=`last $USER | grep ^$USER | wc -l`        # count logins
  echo logins: $cnt                             # show login count
  last $USER | grep ^$USER | head -5            # show most recent logins
  echo

Script ở trên đang giới hạn dữ liệu được hiển thị trong năm lần đăng nhập gần đây nhất, nhưng có thể dễ dàng thay đổi điều đó nếu muốn. Đây là cách dữ liệu cho một người dùng sẽ được định dạng:

shs
===
logins: 105
shs      pts/0        192.168.0.6      Fri Jun 19 12:57   still logged in
shs      pts/0        192.168.0.6      Wed Jun 17 18:10 - 18:42  (00:32)
shs      pts/2        192.168.0.6      Wed Jun 17 17:22 - 17:57  (00:34)
shs      pts/0        192.168.0.25     Wed Jun 17 17:20 - 17:57  (00:36)
shs      pts/1        192.168.0.6      Wed Jun 17 15:19 - 17:57  (02:38)
  • Cách cài đặt vim trên OpenSUSE/SUSE Linux bằng zypper
  • Cách cài đặt fcgiwrap cho Nginx trên Ubuntu 20.04
  • Cách làm stress test trên hệ thống Linux
  • Cách dùng pandoc để chuyển đổi file trên Linux
  • Cách tìm ulimit cho người dùng trên Linux
  • AMD và NVIDIA: Bạn nên dùng GPU nào cho máy Linux?
Post Views: 225
Previous Post

Cách cài đặt vim trên OpenSUSE/SUSE Linux bằng zypper

Next Post

Cách cài đặt Ubuntu trên Raspberry Pi

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cách Cài đặt Ubuntu Trên Raspberry Pi 6094ea624a975.jpeg

Cách cài đặt Ubuntu trên Raspberry Pi

Bài mới nhất

Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025
Top 10 Công Ty Thiết Kế Website Tại Nha Trang Chuyên Nghiệp 612d0a9ad018b.jpeg

Top 10 công ty thiết kế website tại Nha Trang chuyên nghiệp

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution