• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Cách tìm, thiết lập và thay đổi địa chỉ IP trên Linux

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Cách Tìm, Thiết Lập Và Thay đổi địa Chỉ Ip Trên Linux 6094f3c1077e3.jpeg

Địa chỉ IP giống như số điện thoại máy tính. Máy tính sử dụng nó để liên lạc với các thiết bị khác và ngược lại. Dưới đây là một số cách đơn giản để quản lý địa chỉ IP trên Linux.

Cách tìm địa chỉ IP và địa chỉ DNS trên Linux

Sử dụng dòng lệnh

Trước đây để thực hiện điều này, chúng ta hay sử dụng lệnh ifconfig, tuy nhiên, nó đã được thay thế bằng lệnh ip. Để hiển thị kiểu địa chỉ IP, gõ lệnh sau:

ip addr show

Kết quả sau khi sử dụng lệnh ip

Trong kết quả trả về, bạn sẽ thấy một dòng hiển thị địa chỉ IP trong ký hiệu Classless Inter-Domain Routing (CIDR). Về cơ bản, nó hiển thị địa chỉ IP của bạn với subnet mask. Nếu bạn thấy dynamic trong dòng đó, thì địa chỉ IP của bạn đã được tự động gán bằng DHCP.

  • Cách thức hoạt động của địa chỉ IP

Đầu ra này cũng hiển thị thông tin về các thiết bị hoặc giao diện được cài đặt trên hệ thống như các máy tính laptop sử dụng dây và không dây. Tên giao diện phổ biến nhất là eth0, nhưng trong hệ thống Ubuntu với systemd (trong Ubuntu 16.04 và mới hơn), giao diện mạng được đặt tên là ens33.

Để lấy địa chỉ DNS được liên kết với một loại giao diện, gõ lệnh sau:

nmcli device show interface> | grep IP4.DNS

Lấy địa chỉ DNS được liên kết với giao diện

Sử dụng GUI

Hiển thị địa chỉ IP trong GUI cũng khá đơn giản. Trên các hệ thống cũ hơn, click vào Connection Information bên dưới biểu tượng mạng từ thanh trên cùng. Địa chỉ IP, máy chủ DNS sẽ được hiển thị trong cửa sổ Connection Information.

Chọn Connection Information

Trong các phiên bản mới hơn của Ubuntu, bạn cần thực hiện thêm một số thao tác. Trong cùng một biểu tượng mạng trên thanh trên cùng, chọn cài đặt từ giao diện được kết nối, click vào biểu tượng bánh răng và xem địa chỉ IP từ cửa sổ hiện ra.

Tìm địa chỉ IP trên GUI phiên bản mới

Cách thiết lập hoặc thay đổi địa chỉ IP (trên các hệ thống cũ hơn)

Sử dụng dòng lệnh

Các phiên bản máy tính để bàn cũ hơn Ubuntu sử dụng file etc/network/interfaces. Để hiển thị nội dung của file, bạn sử dụng lệnh cat và nếu nội dung trông giống như hình ảnh bên dưới thì có nghĩa là hệ thống của bạn đang sử dụng phiên bản cũ hơn của dịch vụ mạng.

Kiểm tra phiên bản dịch vụ mạng

Hiện tại, hệ thống của bạn được cấu hình để tự động nhận địa chỉ IP bằng cách sử dụng DHCP. Để thực hiện thay đổi, hãy mở file interfaces bằng cách sử dụng lệnh nano và thiết lập các giá trị trong file nếu cần. Đầu tiên, thay đổi dhcp thành tĩnh, sau đó thêm các dòng cho địa chỉ, netmask, gateway và máy chủ DNS theo mạng của bạn.

sudo nano /etc/network/interfaces

Chạy lệnh nano

Sau khi thực hiện các thay đổi, hãy đóng file bằng cách nhấn Ctrl + X và lưu các thay đổi. Cuối cùng, khởi động lại dịch vụ mạng bằng lệnh sau đây để các thay đổi của bạn có hiệu lực.

sudo /etc/init.d/networking restart

Sử dụng GUI

Để định cấu hình địa chỉ IP của bạn trong các hệ thống Ubuntu cũ hơn, hãy điều hướng đến System Settings > Network, chọn giao diện bạn muốn định cấu hình và nhấp vào nút Options. Click vào tab IPv4, chọn Manual từ danh sách thả xuống của Method và cuối cùng chọn nút Add.

Chọn Manual

Thiết lập Address, Netmask, Gateway và máy chủ DNS theo mạng của bạn. Cuối cùng, nhấp vào Save để chấp nhận các thay đổi cho cấu hình mạng mới của bạn.

Cách thiết lập hoặc thay đổi địa chỉ IP (trên hệ thống mới hơn)

Sử dụng dòng lệnh

Cấu hình mạng đã được thay đổi hoàn toàn với Ubuntu 17.10 với một công cụ mới gọi là Netplan. Các file cấu hình Netplan được đặt trong /etc/netplan và giống như phương thức cũ hơn, bạn có thể cấu hình mạng của mình bằng trình soạn thảo văn bản.

Netplan sử dụng cú pháp tương tự như JSON, đó là Yet Another Markup Language (YAML). Để thực hiện thay đổi mạng, hãy mở file nằm trong /etc/netplan/ để thực hiện các thay đổi cần thiết:

sudo nano /etc/netplan/01-network-manager-all.yaml

Để thiết lập địa chỉ IP, hãy thiết lập giá trị trong file theo mạng của bạn. Dưới đây là ví dụ về một file thiết lập IP, gateway và địa chỉ DNS:

This file describes the network interfaces available on your system
For more information, see netplan(5).
network:
  version: 2
  renderer: networkd
  ethernets:
ens33:
  dhcp4: no
  dhcp6: no
  addresses: [192.168.1.100/24]
  gateway4: 192.168.1.1
  nameservers:
addresses: [8.8.8.8,8.8.4.4]

Nếu muốn quay trở lại để nhận địa chỉ IP được gán tự động thông qua DHCP, hãy thiết lập file như sau:

This file describes the network interfaces available on your system
For more information, see netplan(5).
network:
  version: 2
  renderer: networkd
  ethernets:
ens33:
  dhcp4: yes
  dhcp6: yes

Chạy lệnh sau để áp dụng các thay đổi hoặc chạy nó bằng switch gỡ lỗi tùy chọn để có được đầu ra hữu ích, đảm bảo file của bạn được phân tích cú pháp chính xác:

sudo netplan apply
sudo netplay --debug apply

Sử dụng GUI

Để thiết địa chỉ IP trong GUI, chuyển đến Settings > Network và click vào biểu tượng bánh răng của giao diện bạn muốn định cấu hình. Click vào tab IPv4, chọn Manual và nhập cài đặt của bạn theo yêu cầu. Click vào Apply để chấp nhận thay đổi và tận hưởng cài đặt mạng mới của bạn.

Chọn tab IPv4

Cách đặt hoặc thay đổi hostname

Sử dụng dòng lệnh

Cũng giống như địa chỉ IP, máy tính của bạn cũng có ghi địa chỉ theo tên tiết bị hoặc hostname. Tương tự như địa chỉ IP, sẽ không có hai thiết bị có cùng một hostname trong mạng và hostname này có thể thay đổi bằng trình soạn thảo văn bản. Để thiết lập kiểu hostname sử dụng lệnh sau:

sudo nano /etc/hostname

Thiết lập kiểu hostname

Click Ctrl + X để thoát và lưu thay đổi. File cuối cùng bạn cần chỉnh sửa là file /etc/hosts. Dưới dòng có localhost là dòng hiển thị hostname cũ của bạn. Thay đổi hostname cũ thành hostname mới và nhấp Ctrl + X để thoát và lưu các thay đổi. Bước cuối cùng là khởi động lại thiết bị bằng cách sử dụng lệnh reboot để các thay đổi có hiệu lực.

Đổi hostname mới

File host được sử dụng để ánh xạ hostname tới địa chỉ IP và phổ biến cho hầu hết các hệ điều hành. Ví dụ, nếu bạn thực hiện ping localhost từ Terminal, nó sẽ phân giải 127.0.0.1 vì dòng đầu tiên trong file host. Đó là lý do chúng ta cần cập nhật nó với hostname mới để đảm bảo nó phân giải chính xác.

Sử dụng GUI

Mặc dù có thể thực hiện thay đổi hostname từ GUI, nhưng bạn cần chỉnh sửa file host từ Ternminal sau khi thay đổi trong GUI. Để thay đổi hostname, điều hướng đến Settings > Details > About, thay đổi tên Device và đóng cửa sổ. Bây giờ, thay đổi file host chi tiết như trên và khởi động lại hệ thống để thay đổi hiệu lực.

Thay đổi tên Device

Việc xem hoặc thay đổi cài đặt mạng và IP trên Linux thực sự đơn giản. Ngoài ra còn có một số lệnh mạng khác bạn có thể chạy từ Terminal. Tham khảo bài viết 7 lệnh hữu dụng cho mạng Linux.

Xem thêm:

  • 5 công cụ kiểm tra mạng Linux
  • Hiển thị địa chỉ IP trên khay hệ thống trên Ubuntu
  • Tìm kiếm địa chỉ IP công cộng với câu lệnh Linux
Post Views: 215
Previous Post

Cách cài đặt Windows Game trên Linux bằng Winepak

Next Post

Cách kiểm tra tình trạng sử dụng pin laptop chạy Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Cách Kiểm Tra Tình Trạng Sử Dụng Pin Laptop Chạy linux 6094f3b568244.jpeg

Cách kiểm tra tình trạng sử dụng pin laptop chạy Linux

Bài mới nhất

101 Thuật Ngữ Web: Những điều Bạn Cần Biết 612f93b76ee46.png

101 Thuật ngữ web: Những điều bạn cần biết

16/07/2025
6 Lưu ý Khi Chọn Font Chữ Cho Website 612f93a77bfbc.png

6 lưu ý khi chọn Font chữ cho website

16/07/2025
Tổng Hợp Những Công Cụ Tạo Kiểu Chữ Cho Các Nhà Thiết Kế Website 612f9399d0679.png

Tổng Hợp Những Công Cụ Tạo Kiểu Chữ Cho Các Nhà Thiết Kế Website

15/07/2025
11 Kỹ Năng Bạn Cần để Phát Triển Một Trang Web 612f938bc4b21.jpeg

11 kỹ năng bạn cần để phát triển một trang web

15/07/2025
12 Phần Mở Rộng Mã Visual Studio Tốt Nhất Cho Nhà Phát Triển Web 612f9375bce81.jpeg

12 phần mở rộng mã Visual Studio tốt nhất cho nhà phát triển web

14/07/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution