• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Cách kiểm tra hiệu năng Linux server đơn giản

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Cách Kiểm Tra Hiệu Năng Linux Server đơn Giản 6094f07613592.jpeg

Có rất nhiều lựa chọn máy chủ riêng ảo hoặc máy chủ chuyên nghiệp ngoài thị trường, vậy làm cách nào để biết máy chủ đó tốt và phù hợp với mình nhất?

Một số nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp máy chủ riêng ảo với dung lượng lưu trữ tốt nhất, nhưng CPU không mạnh mẽ lắm. Một số khác có thể mang đến hiệu suất CPU tốt nhất nhưng dung lượng lưu trữ lại thấp hơn. Với benchmark (kiểm tra hiệu năng), bạn có thể so sánh các nhà cung cấp khác nhau và chọn cho mình máy chủ tốt nhất.

  • 5 website so sánh tốc độ và hiệu suất CPU từ điểm Benchmark chính xác nhất
  • Các cách kiểm tra hiệu suất máy tính
  • Những lợi thế cơ bản của máy chủ Linux và máy chủ Window

Đôi điều về benchmark

Thông thường, bạn sẽ điều chỉnh benchmark cho từng trường hợp sử dụng cụ thể của mình để xem hiệu suất tối đa của thiết bị. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn sẽ chạy thử nghiệm chung cho tất cả các thiết bị với cùng một tham số trên cùng một hệ điều hành. Với cách này, bạn sẽ nhận được số liệu thực để dễ dàng so sánh và xem xét nhà cung cấp nào tốt hơn vì nó được đánh giá trong cùng một môi trường giống nhau.

Điều kiện thực hiện Benchmark

  • Sử dụng image ổn định Ubuntu mới nhất làm hệ điều hành. Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng hệ điều hành 18.04 LTS. Bạn có thể sử dụng hệ điều hành khác mới hơn nếu muốn.
  • Bạn có thể điều chỉnh một số lệnh trong hướng dẫn này. Tuy nhiên khi làm như vậy, hãy nhớ sử dụng các tham số chính xác giống nhau trên tất cả các máy chủ để so sánh.
  • Tốt nhất nên chạy cùng một benchmark hai lần trên mỗi máy chủ. Một số nhà cung cấp đám mây cung cấp kết quả không nhất quán. Trong trường hợp này, bạn nên bỏ qua nhà cung cấp đó vì đó là dấu hiệu cho thấy hệ điều hành khách của họ không tốt hoặc ép quá nhiều máy khách trên cùng một phần cứng.
  • Hướng dẫn này yêu cầu bạn phải đăng nhập bằng root. Nếu đăng nhập như một người dùng thông thường, bạn cần phải thêm tiền tố sudo vào tất các các lệnh apt. Ví dụ: lệnh apt update && apt install fio sẽ thành sudo apt update && sudo apt install fio.

Kiểm tra hiệu năng bộ lưu trữ máy chủ

Đầu tiên, bạn cần cài đặt phần mềm benchmark.

apt update && apt install fio

Nếu nhận được một thông báo không thể tìm thấy fio, điều đó có nghĩa là bạn không kích hoạt kho universe. Bạn có thể kích hoạt nó bằng apt install software-properties-common && add-apt-repository universe và sau đó lặp lại lệnh trên để cài đặt fio.

Một lần đọc tuần tự xảy ra khi dữ liệu được đọc liên tục. Ví dụ: khi đọc file 4GB từ đầu đến cuối, nó thường sẽ hiển thị cho bạn tốc độ đọc tối đa có thể cùng với thiết bị lưu trữ và hệ thống file mà nó hiện đang sử dụng. Bạn có thể kiểm tra tốc độ đọc tuần tự với:

fio --name=seqread --readwrite=read --direct=1 --ioengine=libaio --bs=1M --size=2000M

Nếu quá trình này kết thúc khi chưa đầy hai mươi giây (điều này thường xảy ra với bộ lưu trữ trên ổ SSD), bạn nên tăng kích thước file được đọc để có kết quả chính xác hơn như dòng code bên dưới:

fio --name=seqread --readwrite=read --direct=1 --ioengine=libaio --bs=1M --size=8000M

Những con số quan trọng nhất bạn nên chú ý là READ: bw được gạch chân đỏ trong hình sau.

Xem thông số READ: bw

Để kiểm tra tốc độ ghi tuần tự, hãy chạy:

fio --name=seqwrite --readwrite=write --direct=1 --ioengine=libaio --bs=1M --size=2000M

Kiểm tra các số tương tự.

Để kiểm tra cách lưu trữ đám mây hoạt động trong điều kiện căng thẳng nhất, hãy chạy với lệnh này:

fio --name=randrw --readwrite=randrw --direct=1 --ioengine=libaio --bs=4k --size=200M --group_reporting --numjobs=8

Cũng như trên, tăng –size nếu thử nghiệm kết thúc quá nhanh. Trong trường hợp này, băng thông ít quan trọng hơn, hãy xem nó là thứ yếu.

Đầu tiên, nhìn vào read: IOPS và write: IOPS.

Xem hai thông số read: IOPS và write: IOPS

Đây một ví dụ trong thế giới thực, bộ nhớ của máy chủ sẽ bị “căng thẳng” như vậy trên một trang web bận rộn với cơ sở dữ liệu rất lớn liên tục phải đọc và ghi.

Kiểm tra hiệu năng CPU và bộ nhớ máy chủ

Truy cập trang tải xuống của Geekbench (geekbench.com/download/linux/). Sao chép liên kết đến kho lưu trữ Geekbench mới nhất và dán nó vào lệnh wget. Ví dụ: http://cdn.geekbench.com/Geekbench-4.3.3-Linux.tar.gz. Lệnh sau đây sẽ tải Geekbench về máy chủ của bạn.

wget http://cdn.geekbench.com/Geekbench-4.3.3-Linux.tar.gz

Giải nén file từ kho lưu trữ.

tar -xzvf *.tar.gz

Giải nén file

Thay đổi thư mục giải nén, tương đương với phiên bản chương trình bạn tìm thấy có sẵn và được xuất ra trong lệnh trước đó (như trong hình trên).

cd Geekbench-4.3.3-Linux

Ở đây tên của file thực thi là geekbench4, nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai. Liệt kê các file trong thư mục hiện tại của bạn.

ls

Liệt kê các file trong thư mục hiện tại

Chạy benchmark, thay thế tên của file thực thi, nếu cần.

./geekbench4

Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, bạn sẽ thấy một liên kết trong kết quả.

Liên kết trong quá trình kiểm tra

Kiểm tra hiệu năng băng thông mạng của máy chủ

Cài đặt máy khách Speedtest.

apt install speedtest-cli

Chạy benchmark.

speedtest

Kiểm tra băng thông máy chủ

Nếu không thể phát hiện vị trí, bạn có thể liệt kê thủ công các máy chủ ở quốc gia của mình bằng một lệnh như sau:

speedtest –list | grep -i germany

Chọn số từ danh sách và chuyển nó sang lệnh sau.

speedtest --server 4462

Lưu ý, speedtest có thể sử dụng một số máy chủ không có nhiều băng thông có sẵn, do đó nếu benchmark cho kết quả quá thấp, thử một server tải lên/tải xuống khác.

Bài viết hướng dẫn các bạn cách kiểm tra hiệu năng CPU, bộ nhớ, lưu trữ và mạng. Từ những con số kiểm tra, hãy so sánh và chọn cho mình máy chủ tốt nhất nhé.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

  • Cách kiểm soát mạng WiFi trong Linux
  • Cách build Linux web server bằng máy tính cũ
  • Tìm hiểu về UFS 3.0
  • Cách bảo mật máy chủ Linux cá nhân
  • Microsoft sẽ cho ra mắt Linux kernel “chính chủ” với Windows 10 WSL
Post Views: 183
Previous Post

Chuyển từ Mac sang Linux dễ dàng hơn với 5 mẹo sau

Next Post

Kiểm tra user hiện tại trên Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Kiểm Tra User Hiện Tại Trên Linux 6094f06f03eca.jpeg

Kiểm tra user hiện tại trên Linux

Bài mới nhất

Công Ty Thiết Kế Website Tại Ninh Bình Chuyên Nghiệp, Uy Tín Nhất Hiện Nay 612d2537a82de.jpeg

Công ty thiết kế website tại Ninh Bình chuyên nghiệp, uy tín nhất hiện nay

01/07/2025
Ý Nghĩa 5 Màu Sắc Trong Thiết Kế Website được Nhiều Người Sử Dụng Nhất 612d2531f38f2.jpeg

Ý nghĩa 5 màu sắc trong thiết kế website được nhiều người sử dụng nhất

30/06/2025
Cá Nhân Hóa: Tầm Quan Trọng, Khó Khăn Và Cách Cá Nhân Hóa Trong Marketing 612d20704224a.jpeg

Cá nhân hóa: Tầm quan trọng, khó khăn và cách cá nhân hóa trong Marketing

30/06/2025
20+ Công Ty Thiết Kế App Chuyên Nghiệp, Uy Tín Và Chất Lượng Nhất Hiện Nay 612d1fe642c66.jpeg

20+ công ty thiết kế app chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng nhất hiện nay

29/06/2025
Thiết Kế App Giá Rẻ Và Những Lợi Bất Cập Hại Khi Sử Dụng Dịch Vụ Giá Rẻ 612d1fe0e2c12.jpeg

Thiết kế app giá rẻ và những lợi bất cập hại khi sử dụng dịch vụ giá rẻ

29/06/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution