Còn khá nhiều người vẫn chưa biết đến khái niệm API là gì? Cùng NQ News Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết cũng như cần biết về API xem ngay tại bài viết này nhé.
API là gì?
API được viết tắt là Application Programming Interface (giao diện lập trình cho ứng dụng). Có thể nói nói đây là một giao tiếp phần mềm dùng các ứng dụng khác nhau. API giúp cung cấp và truy xuất những hàng thường dùng để trao đổi dữ liệu các ứng dụng một cách đơn giản. Chính vì vậy việc dùng API sẽ giúp cho hiệu suất công việc cũng được nâng cao.
Tầm quan trọng của API

API là khớp nối giữa các thành phần của phần mềm. Trong một trường hợp có tính năng cần thiết phải cung cấp cho module cho phần mềm khác thì lúc đó bạn sẽ mở một API để người sở hữu của module có thể dễ dàng truy cập vào.
Nếu một phần mềm gọi tới API, khi đó phần mềm này có thể cung cấp được dữ liệu đầu vào và cần đòi hỏi cả đầu ra từ API hoặc không. Trong các trường hợp, phần mềm gọi nếu muốn tiếp tục hoạt động thì nó cần phần mềm cung cấp thực hiện được những gì đã cam kết trước đó qua API.
Trên thực tế có thể thấy, bạn hoàn toàn phải phụ thuộc vào Microsoft, bởi khi Microsoft đóng API thì tất cả những ứng dụng khác của bạn sẽ không được sử dụng nữa.
>> Xem thêm: Vì sao nói API có ý nghĩa sống còn với cả thế giới điện toán?
Ứng dụng API như thế nào?
1. Hệ thống web API
Loại API này hiện đang phổ biến, các website lớn hầu hết đều cung cấp hệ thống API giúp cho phép bạn thoải mái kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
2. Hệ thống API trên Hệ điều hành
Khái niệm này đã có trước cả Web API, Microsoft giúp cung cấp các hệ điều hành Windows. Với những tài liệu về API là đặc tả các hàm, phương thức, lời gọi hàm cũng như các giao thức kết nối cho lập trình viên.

3. Các API của thư viện phần mềm hoặc framework
API giúp mô tả và quy định những hành vi mong muốn mà các thư viện cung cấp. API giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện viết bằng ngôn ngữ khác. API liên quan đến những framework và được xây dựng ở nhiều các thư viện và thực thị tại các API khác nhau.
Những tính năng nổi bật của API
Được biết Web API có thể hỗ trợ restful và đầy đủ những phương thức như: Get/Post/put/delete dữ liệu. Có thể giúp bạn xây dựng được những HTTP server đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó có thể giúp hỗ trợ đầy đủ những thành phần của HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format.
Tự động hóa sản phẩm
Đối với Web API, sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng tự động quản lý được công việc. Cập nhật được luồng công việc tạo hiệu quả tốt hơn trong công việc.
Tích hợp linh động
API cho phép lấy nội dung ở bất kỳ Website hay ứng dụng nào đó một cách dễ dàng, khiến trải nghiệm người dùng được tăng lên. API giúp các công ty chia sẻ được những thông tin được chọn và tránh được những yêu cầu không mong muốn xảy ra.
Cập nhật những thông tin theo thời gian thực
API giúp thay đổi và cập nhật những thông tin mới theo thời gian thực. Công nghệ này sẽ giúp những thông tin truyền đi tốt hơn, chính xác hơn và dịch vụ cung cấp cũng được linh hoạt hơn.
Ưu và nhược điểm của API là gì?
Có thể thấy mỗi một ứng dụng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt và chức năng hỗ trợ tốt với các ứng dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu một vài ưu nhược điểm của API ngay tại bài viết dưới đây nhé:
Ưu điểm
● Web API được sử dụng khá rộng rãi ở trên các ứng dụng như: Desktop, mobile và cả ứng dụng ở Website.
● Linh hoạt đối với các dạng dữ liệu trả về Client: Json, XML hay những định dạng khác nữa.
● Dễ dàng xây dựng được HTTP service: URI, URI, request/response headers, caching, versioning, content formats và cả host trong ứng dụng.
● Với mã nguồn mở có thể giúp hỗ trợ những chức năng của Restful một cách đầy đủ.
● Hỗ trợ về thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
● Giao tiếp 2 chiều được xác nhận, vì vậy các giao dịch có thể đảm bảo được độ tin cậy cao hơn.

Nhược điểm:
● Web API chưa được gọi là Restful Service bởi nó chỉ mới hỗ trợ mặc định Get, Post.
● Nếu muốn sử dụng tốt nhất bạn cần có kiến thức và am hiểu thật sự về backend.
● Khá mất thời gian cho việc phát triển cũng như nâng cấp, vận hành.
Danh sách API miễn phí cho nhà phát triển
● Dog API: API Dog được sử dụng miễn phí, giúp cung cấp những endpoints và những hình ảnh hay những dữ liệu về loài chó. Dog API hỗ trợ Cors nên bạn có thể sử dụng trực tiếp từ ứng dụng Front-end.
● Petfinder: Đây là 1 API dành cho nhận nuôi thú cưng, đồng thời chúng cung cấp các dữ liệu thông tin đầy đủ và yêu cầu xác thực bằng OAuth để truy cập vào dữ liệu.
● Shibe.online: Cung cấp URL cho hình ảnh của những chú chó làm dữ liệu cần thiết. Hay nói một cách khác Shinbe.online dùng các chuỗi truy vấn lấy dữ liệu API.
● Anime News Network API: Trả dữ liệu ở những định dạng khác nhau như HTML và XML. Trong trường hợp bạn cần thao tác và hiển thị thì phải chuyển từ XML sang dạng JSON.
● Jikan: Có 1 Rest API giúp hỗ trợ Cors và được tạo cho những nền tảng khác nhau như Python, Ruby và JavaScript.
● JSONPlaceholder: Giúp cung cấp một API với mục đích hỗ trợ Cors, những endpoints giúp cung cấp những dữ liệu tải sẵn.
● Requires: Cung cấp 1 API để bạn có thể dễ dàng xây dựng cho giao diện người dùng. Các Endpoints có thể dùng được cho tất cả các thao tác HTTP được sử dụng để nhận với thao tác đến người dùng fake.