Nếu bạn đang vận hành một website, đặc biệt là các site thương mại điện tử thì TLS là một phần không thể thiếu. Nó góp phần khiến khách hàng tin tưởng và sẵn sàng giao dịch trên website của bạn. Vậy giao thức TLS hay SSL là gì, nó hoạt động như thế nào và vì sao nó lại quan trọng đến thế. Hãy cùng NQ NewsCloud tìm hiểu nhé!
TLS là gì?
TLS (viết tắt của từ Transport Layer Security) còn được gọi là giao thức bảo mật tầng giao vận, nó giúp bảo mật thông tin truyền đi giữa trình duyệt và web server. Nhờ vào việc mã hóa thông tin và dữ liệu liên lạc trong quá trình truyền tải giữa hai bên mà TLS giúp ngăn chặn việc xem trộm hay mạo danh từ bên thứ ba. Từ đó giúp bảo mật an toàn các thông tin cá nhân, thông tin về thanh toán hay đăng nhập của người dùng web. Đó là lý do vì sao nói khách hàng có thể rời bỏ website của bạn nếu nó không có chứng chỉ TLS/SSL. SSL (viết tắt của Secure Sockets Layer) là tiền thân của TLS nhưng hiện tại không còn được sử dụng nữa. Tuy nhiên, mọi người thường thân thuộc với khái niệm SSL nhiều hơn.
Cũng chính vì lý do đó nên chỉ có SSL server certificate mà không có TLS server certificate. Nói đơn giản, đây là chứng chỉ do một tổ chức đáng tin cậy cấp cho website. Trang web của bạn muốn sử dụng TLS thì cần phải cài đặt chứng chỉ này. Nó giúp xác thực chủ sở hữu website, mã hóa dữ liệu truyền tin, phát hiện bên thứ ba giả mạo thay đổi nội dung thông tin được truyền…
Vậy cách thức hoạt động của TLS là gì?
TLS hay SSL hoạt động dựa trên việc sử dụng private key và public key để tạo ra một khóa chung, khóa này dùng để bảo mật dữ liệu truyền đi giữa server và người dùng. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:

Cách thức hoạt động của TLS
Tại sao TLS lại quan trọng với website?
Nếu bạn đang điều hành một trang web, đặc biệt là các website thương mại điện tử thì chứng chỉ SSL/TLS là tuyệt đối cần thiết để bảo mật những thông tin quan trọng của khách hàng như thông tin cá nhân, mật khẩu, thông tin thanh toán… Nếu không có TLS, khách hàng sẽ không an tâm khi giao dịch trên website của bạn. Cụ thể, giao thức bảo mật tầng giao vận (TLS) có vai trò:
– Chứng thực máy chủ: các server khác có thể giả dạng máy chủ của bạn để trao đổi, lấy cắp thông tin người dùng. Chứng chỉ SSL giúp server của bạn xác thực danh tính để người dùng biết mình đang giao tiếp đúng đối tượng hay không.
– Vai trò quan trọng nhất của TLS chính là giúp bảo mật thông tin. Chính nhờ có sự bảo mật này nên nó như một sự chứng thực cho trang web, giúp tạo lòng tin cho người dùng mạng. Và tất nhiên, các trang web không có giao thức này sẽ không “có cửa” giao lưu với những người dùng hiểu biết. Hơn nữa, có một số ngành kinh doanh nhất định cần có sự bảo mật cao cho website nên trang web phải có chứng chỉ SSL thì mới được hoạt động hợp pháp…
Ngoài những lý do trên thì website cần có TLS để hỗ trợ cho quá trình SEO. Bởi Google đã xác nhận rằng các website có chứng chỉ SSL sẽ được đánh giá tốt và được ưu tiên xếp hạng cao hơn. Ngoài ra, như trên đã nói, người dùng sẽ an tâm click vào các trang web có TLS nhiều hơn các trang web khác. Từ đó, trang web sẽ có lượng traffic lớn hơn và xếp hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm.
Vậy làm sao để biết website có chứng chỉ SSL/TLS hay không?
Ở những trang web có TLS, URL của nó sẽ có dạng “https://” còn nếu không có thì sẽ là “http://”. Ngoài ra còn có các công cụ kiểm tra chứng chỉ SSL của từng nhà cung cấp như GeoTrust. Hay trên một số trình duyệt như CocCoc, các website có TLS sẽ có biểu tượng ổ khóa màu xanh bé bé xinh xinh đã được khóa lại trên thanh URL…

Trang web đã có TLS/SSL
Làm thế nào để thêm TLS vào Website WordPress?
Nếu website của bạn được xây dựng trên nền tảng WordPress thì không quá khó để thêm SSL/TLS vào web. WordPress có các plugin giúp bạn xử lý các vấn đề kỹ thuật như Really Simple SSL hay SSL Insecure Content Fixer. Nhưng trước tiên, bạn hãy nhớ mua chứng chỉ SSL từ các nhà cung cấp đã nhé.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về giao thức TLS/SSL. Hy vọng bạn đã thấy được tầm quan trọng và cách thức nhận biết một website có TLS, hãy theo dõi NQ Computing để cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ nhé!
Theo NQ Computing tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 7 tuyệt chiêu khắc phục lỗi 500 Internal Server Error nhanh chóng
NQ Computinglà nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
NQ Computing là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong “Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam” của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của NQ Computing có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.NQ Newscloud