• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Thủ thuật

Cách chuyển từ Public Network sang Private network trên Windows 10

@admiz by @admiz
05/05/2021
in Thủ thuật, Thủ thuật Wifi
0
Cách Chuyển Từ Public Network Sang Private Network Trên Windows 10 60916d9e44c40.jpeg

Network location xác định loại mạng mà máy tính kết nối với một adapter mạng. Theo mặc định, lần đầu tiên khi bạn kết nối với một mạng mới (không dây hoặc có dây), bạn sẽ nhận được thông báo “Do you want to allow your PC to be discoverable by other PCs and devices on this network?” (Bạn có muốn cho phép máy tính này được các PC và thiết bị khác trên mạng phát hiện không?). Nếu bật cài đặt này, có nghĩa là bạn cho phép máy tính chia sẻ file và các thiết bị khác trên mạng. Do đó, dựa theo network location bạn chọn, Windows sẽ tự động gán thiết lập Network discovery cho mạng và tự động cài đặt Windows Firewall và bảo mật thích hợp cho loại mạng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mạng Public này lại không an toàn cho máy tính của người dùng. Do đó tốt hơn hết bạn nên thiết lập Private Network để sử dụng.

– Public Network: Bất cứ khi nào máy tính của bạn kết nối với mạng, chẳng hạn như Ethernet hoặc Wifi, máy tính của bạn sẽ hỏi có muốn chia sẻ thiết bị đó với các thiết bị khác trên cùng hệ thống mạng hay không. Nếu click chọn Yes, máy tính của bạn sẽ thiết lập thành Public. Và tất nhiên máy tính của bạn cũng sẽ nhìn thấy các thiết bị khác được kết nối trên cùng hệ thống mạng.

– Private Network: Trái ngược hoàn toàn với Public Network, nếu click chọn No trên hộp thoại xác nhận sau khi kết nối với một mạng nào đó, máy tính của bạn sẽ thiết lập là Private. Và các tập tin chia sẻ, máy in,… sẽ bị chặn bởi tường lửa (Firewall).

  • Private Network và Public Network trên Windows khác nhau như thế nào?

Windows đủ thông minh và do đó Firewall (tường lửa) sẽ thiết lập theo các tùy chọn mà bạn sẽ lựa chọn. Sau khi lựa chọn xong tùy chọn, sẽ khá khó khăn để bạn có thể thay đổi các thiết lập – nếu như bạn không biết gì về các thiết lập.

Trong bài viết dưới đây NQ News sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập Private Network trên máy tính Windows 10 của mình.

Private Network

Cách thiết lập Private network trên Windows 10

  • 1. Sử dụng ứng dụng Settings
  • 2. Sử dụng PowerShell
  • 3. Sử dụng Local Security Policy
  • 4. Thông qua Registry Editor
  • 5. Sử dụng file VBS

1. Sử dụng ứng dụng Settings

Bước 1. Mở Network settings bằng cách click vào biểu tượng mạng trên taskbar, sau đó chọn Network & Internet settings hoặc mở Settings, click vào icon Network & Internet.

Mở Network settings

Bước 2.

Trên mạng dây: Click vào Ethernet ở bên trái, sau đó click vào kết nối Ethernet (ví dụ ở đây là Brink-Router2) ở bên phải.

Click vào kết nối Ethernet

Trên mạng Wifi: Click vào Wi-Fi ở bên trái, sau đó click vào tên mạng không dây (ví dụ ở đây là Brink-Router2) bạn đang kết nối.

Click vào tên mạng không dây

Bước 3. Chọn Private.

Chọn Private

Bước 4. Khi hoàn thành, đóng Settings.

2. Sử dụng PowerShell

Để thiết lập Private Network bằng PowerShell, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Đầu tiên mở cửa sổ Windows PowerShell dưới quyền Admin, sau đó bạn nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:

Get-NetConnectionProfile

PowerShell

Lệnh sẽ cho phép bạn hiển thị tên mạng và phân loại mạng (Public / Network). Tiếp theo bạn nhập câu lệnh dưới đây vào:

Set-NetConnectionProfile -Name network_name -NetworkCategory Private

Lưu ý:

Thay đổi network_name bằng tên mạng của bạn.

Trong trường hợp nếu muốn thiết lập Public Network, bạn thực hiện theo các bước tương tự nhưng thay đổi Private bằng Network.

Một cách khác nhanh hơn là sử dụng câu lệnh sau với PowerShell nâng cao.

$net = get-netconnectionprofile;Set-NetConnectionProfile -Name $net.Name -NetworkCategory Private

Thiết lập Private network sử dụng PowerShell

3. Sử dụng Local Security Policy

Đầu tiên nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó bạn nhập secpol.msc vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ Local Security Policy.

Tại đây bạn tìm và click chọn Network List Manager Policies.

Lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ mới có tên Network.

Local Security Policy

Bây giờ bạn chuyển qua tab Network Location. Theo mặc định tùy chọn được thiết lập là Not Configured hoặc Public, bạn chỉ cần chọn Private rồi click chọn Apply / OK là xong.

4. Thông qua Registry Editor

Registry Editor là công cụ hữu ích trên hệ điều hành Windows, công cụ này cho phép bạn có thể thay đổi thiết lập mạng. Tuy nhiên trước khi sử dụng công cụ này bạn nên tiến hành tạo một bản sao lưu Registry Editor và tạo một điểm khôi phục hệ thống (system restore point) để đề phòng trong trường hợp nếu có xảy ra sai sót gì.

Đầu tiên mở cửa sổ Registry Editor. Để làm được điều này bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập regedit vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ Registry Editor. Nếu trên màn hình xuất hiện cửa sổ UAC, click chọn Yes để tiếp tục.

Trên cửa sổ Regitry Editor bạn điều hướng theo key:

HKEY_LOCAL_MACHINESOFTWAREMicrosoftWindows NTCurrentVersionNetworkListProfiles

Tại đây bạn sẽ nhìn thấy một số key có ký tự dài và khá đặc biệt. Nếu bạn kết nối máy tính của mình với 4 mạng khác nhau thì bạn sẽ nhận được 4 key khác nhau. Điều này có nghĩa là nếu kết nối càng nhiều mạng, bạn sẽ nhận được nhiều key hơn.

Do đó chỉ cần click vào từng key và tìm key mà bạn muốn thiết lập thành Private. Khi click từng thư mục, bạn có thể tìm tên mạng ở khung bên phải. Tại đây bạn còn có thể tìm thấy mục Category.

Kích đúp chuột vào mục Category và thiết lập giá trị là 1, sau đó tiến hành lưu lại thay đổi.

Thông qua Registry Editor

Các giá trị để thiết lập Public Network, Private Network và Domain Network.

  • Public Network: 0
  • Private Network: 1
  • Domain Network: 2

Thay giá trị thành 1

5. Sử dụng file VBS

Rảnh tay với 5 VB script tự động hóa việc sử dụng máy tính Windows

  • Tải file Set_Current_Network_Location_to_Private.vbs
  • Lưu file .vbs vào desktop.
  • Chạy file .vbs.
  • Bỏ chặn file. Click vào Yes hoặc OK khi thấy thông báo UAC

Chạy file VBS

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

  • Hẹn giờ tự động bật Wifi sau1 giờ, 4 giờ hoặc 1 ngày trên Windows 10
  • Đây là cách ngăn hacker đánh cắp dữ liệu của bạn khi sử dụng Wifi công cộng
  • Đây là cách reset lại thiết lập mạng trên windows 10 chỉ với 1 cú click chuột

Chúc các bạn thành công!

  • Bật, tắt đồng bộ cài đặt trên Windows 10
  • Dữ liệu của bạn có thể bị đánh cắp khi sử dụng Wifi công cộng?
  • Toàn tập cách khắc phục lỗi Wifi trên iOS 10
  • Tắt các chương trình khởi động cùng hệ thống trên Windows 10
  • Cách sửa lỗi không đặt được ứng dụng mặc định Windows 10
  • Hướng dẫn tối ưu hóa Power user menu Windows 10
Post Views: 329
Previous Post

12 thủ thuật tăng tốc toàn diện máy tính của bạn

Next Post

Dọn dẹp và tối ưu hóa Windows bằng System Ninja

Related Posts

So Sanh Microsoft Edge Va Brave 1
Phần Mềm

Nên chọn Microsoft Edge hay Brave làm trình duyệt web mặc định?

18/01/2022
Google Inbox 1
Phần Mềm

Tìm hiểu về ứng dụng email Google Inbox

18/01/2022
Chrome 1
Phần Mềm

Chrome duy trì ngôi vị số 1 toàn cầu suốt tháng 5

18/01/2022
Lac De Chuyen Bai Hat Tren Zing Mp3 1
Android

Cách lắc để chuyển bài hát trên Zing Mp3

26/12/2021
Chuyen Sang Dinh Dang 24 Gio Tren Android 1
Android

Cách chuyển sang định dạng 24 giờ trên Android

26/12/2021
Gmail Tin Nang Nhac Nho 700 1
Phần Mềm

Cách dùng tính năng nhắc nhở trên Gmail

18/01/2022
Next Post
Dọn Dẹp Và Tối ưu Hóa Windows Bằng System Ninja 60916da3c92cd.jpeg

Dọn dẹp và tối ưu hóa Windows bằng System Ninja

Bài mới nhất

4 Lưu ý Khi Sử Dụng Email Marketing Hiệu Quả Tránh Spam Cho Doanh Nghiệp 612d0db271290.jpeg

4 Lưu ý khi sử dụng email marketing hiệu quả tránh spam cho doanh nghiệp

07/05/2025
Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Vinh – Nghệ An Uy Tín 612d259a9cae3.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Vinh – Nghệ An uy tín

05/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution