• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

Cách sử dụng Dropbox trong hệ thống file Linux không phải Ext4

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
Cách Sử Dụng Dropbox Trong Hệ Thống File Linux Không Phải Ext4 6094f0d1ea3a9.jpeg

Trước đây, việc sử dụng Dropbox trên Linux rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một hệ thống file (filesystem) khác ngoài Ext4, thì việc này sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. May mắn thay, vẫn có cách để khắc phục việc này. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Làm sao để Dropbox hoạt động trong hệ thống file Linux không phải Ext4?

  • Vấn đề là gì?
  • Những lựa chọn để giải quyết vấn đề
  • Cách làm cho Dropbox hoạt động trên các hệ thống file không phải Ext4
    • Cảnh báo
    • Trước khi bắt đầu
    • Cài đặt dropbox-filesystem-fix
    • Làm bản sửa lỗi có tác dụng vĩnh viễn

Vấn đề là gì?

Trong một thời gian dài, Dropbox đã hỗ trợ hầu hết mọi hệ thống file mà người dùng muốn sử dụng, sau đó Dropbox lặng lẽ tuyên bố rằng sẽ bỏ hỗ trợ cho những hệ thống file “không phổ biến”. “Không phổ biến” trong trường hợp này có nghĩa là bất cứ hệ thống file nào ngoài Ext4.

Dropbox không hỗ trợ hệ thống file nào ngoài Ext4

Bạn có thể sẽ thấy những thông báo cho biết: “Dropbox will stop syncing. Move your Dropbox folder to a supported file system.” (Dropbox sẽ ngừng đồng bộ hóa. Di chuyển thư mục Dropbox của bạn sang hệ thống file được hỗ trợ). Một thông báo lỗi khác là “Your Dropbox folder is on a file system that is no longer supported.” (Thư mục Dropbox của bạn nằm trên hệ thống file không còn được hỗ trợ).

Những lựa chọn để giải quyết vấn đề

Dù vì bất cứ lý do gì mà Dropbox ngừng hỗ trợ cho các hệ thống file khác, bạn cũng có một vài tùy chọn. Bạn có thể tạo phân vùng Ext4 trên ổ cứng dành riêng cho Dropbox. Điều này về mặt kỹ thuật sẽ có tác dụng, nhưng phải thay đổi kích thước phân vùng này nếu thư mục Dropbox quá lớn. Đó là một giải pháp không phù hợp.

Bạn cũng có thể rời khỏi Dropbox hoàn toàn. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác ngoài kia. Bạn cũng có thể sử dụng giải pháp thay thế tự lưu trữ của riêng mình như Nextcloud, ownCloud hoặc Seafile.

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng một cách giải quyết cho phép sử dụng Dropbox trên các hệ thống file không phải là Ext4.

Cách làm cho Dropbox hoạt động trên các hệ thống file không phải Ext4

Có một số cách để vượt qua tính năng phát hiện hệ thống file của Dropbox, nhưng một trong những cách dễ nhất là sử dụng công cụ “dropbox-filesystem-fix”.

Cảnh báo

Trên trang GitHub của dropbox-filesystem-fix, có một cảnh báo cần đặc biệt chú ý. “Đây là bản sửa lỗi thử nghiệm, không được Dropbox hỗ trợ. Công cụ này có thể gây mất dữ liệu. Hãy lưu ý điều này và đảm bảo sao lưu thư mục Dropbox của bạn thường xuyên”.

Cảnh báo có thể mất dữ liệu

Trước khi bắt đầu

Trước khi sử dụng dropbox-filesystem-fix, bạn sẽ cần cài đặt các công cụ để build nó. Trên Debian, Ubuntu và các hệ thống tương tự, hãy chạy lệnh sau:

sudo apt install build-essential

Có những lựa chọn thay thế cho các bản phân phối khác. Trên Fedora và các bản phân phối dựa trên RPM khác, hãy chạy lệnh:

yum install make automake gcc gcc-c++ kernel-devel

Trên Arch và các hệ thống tương tự, chạy lệnh sau:

pacman -S base-devel

Cài đặt dropbox-filesystem-fix

Các hướng dẫn sau đây giả định rằng bạn đã cài đặt Dropbox. Nếu chưa cài đặt Dropbox, hãy làm điều đó ngay bây giờ.

Để sao chép kho lưu trữ GitHub và build dropbox-filesystem-fix, hãy chạy các lệnh sau:

git clone https://github.com/dark/dropbox-filesystem-fix.git

cd dropbox-filesystem-fix

make

Cài đặt dropbox-filesystem-fix

Sau khi thành công, hãy di chuyển toàn bộ thư mục vào “/opt/”. Bạn cũng cần tạo script để bắt đầu chương trình thực thi. Chạy các lệnh sau:

sudo mv dropbox-filesystem-fix /opt/

sudo chmod +x /opt/dropbox-filesystem-fix/dropbox_start.py

Bây giờ bạn có thể dừng Dropbox (giả sử nó đang chạy) bằng lệnh sau:

dropbox stop

Dừng Dropbox

Khi việc này hoàn tất, bạn có thể thử chạy Dropbox thông qua dropbox-filesystem-fix mới được cài đặt:

/opt/dropbox-filesystem-fix/dropbox_start.py

Nếu không nhận được bất kỳ cảnh báo nào và Dropbox đang chạy, bạn đã cài đặt thành công dropbox-filesystem-fix.

Làm bản sửa lỗi có tác dụng vĩnh viễn

Khi bản sửa lỗi cho Dropbox đang chạy, hãy vào phần Settings và bỏ chọn hộp “Start Dropbox on system startup”. Từ giờ trở đi, bạn sẽ bắt đầu Dropbox từ tập lệnh bạn vừa chạy. Bạn cũng có thể chạy dropbox autostart n nếu bạn không thể tìm thấy hộp thoại cài đặt này.

Nếu thư mục “~/config/.autostart” không tồn tại, hãy tạo nó.

mkdir -p ~/config/.autostart

Tạo một file trong thư mục đó, có tên là “dropbox-filesystem-fix.desktop”, Chỉnh sửa file và thêm đoạn sau vào:

[Desktop Entry]

Type=Application

Exec=/opt/dropbox-filesystem-fix/dropbox_start.py

Hidden=false

X-GNOME-Autostart-enabled=true

Name=Dropbox

Các hướng dẫn trên là dành cho Gnome. Thiết lập cho desktop khác cũng tương tự. Nếu cần, hãy tham khảo thêm tài liệu cho môi trường desktop bạn đang sử dụng.

Nếu bạn sử dụng KDE thay vì Gnome, bạn có thể chỉ cần truy cập System Settings, sau đó chọn Startup & Shutdown, rồi nhấp vào Autostart. Tại đây bạn có thể thêm tập lệnh.

Ít nhất là cho đến nay, dường như việc chạy Dropbox trên các hệ điều hành không phải Ext4 là hoàn toàn có thể. Dropbox dường như quan tâm nhiều hơn đến việc không phải hỗ trợ các hệ thống file khác hơn là chủ động ngăn chúng hoạt động. Nếu lo ngại việc các file có thể đột nhiên trở nên không sử dụng được trong tương lai, có rất nhiều lựa chọn thay thế cho Dropbox. NQ News có một danh sách các dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất nếu bạn muốn chuyển sang một dịch vụ thân thiện với Linux hơn.

Chúc bạn thực hiện thành công!

  • Nên sử dụng hệ thống file Ext4 hay Btrfs?
  • /dev/null trong Linux là gì?
  • Cách đồng bộ các thư mục cụ thể và chia sẻ thư mục trong Dropbox
  • Sử dụng nhiều tài khoản Dropbox trên cùng một máy tính
  • Mã hóa phân vùng lưu trữ dữ liệu Dropbox với BoxCryptor
Post Views: 112
Previous Post

Cách sửa đổi và quản lý file Hosts trên Linux

Next Post

Danh sách đầy đủ các Google Drive client cho Linux

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Danh Sách đầy đủ Các Google Drive Client Cho Linux 6094f0cad97a8.jpeg

Danh sách đầy đủ các Google Drive client cho Linux

Bài mới nhất

Công Ty Thiết Kế Website Tại Ninh Bình Chuyên Nghiệp, Uy Tín Nhất Hiện Nay 612d2537a82de.jpeg

Công ty thiết kế website tại Ninh Bình chuyên nghiệp, uy tín nhất hiện nay

01/07/2025
Ý Nghĩa 5 Màu Sắc Trong Thiết Kế Website được Nhiều Người Sử Dụng Nhất 612d2531f38f2.jpeg

Ý nghĩa 5 màu sắc trong thiết kế website được nhiều người sử dụng nhất

30/06/2025
Cá Nhân Hóa: Tầm Quan Trọng, Khó Khăn Và Cách Cá Nhân Hóa Trong Marketing 612d20704224a.jpeg

Cá nhân hóa: Tầm quan trọng, khó khăn và cách cá nhân hóa trong Marketing

30/06/2025
20+ Công Ty Thiết Kế App Chuyên Nghiệp, Uy Tín Và Chất Lượng Nhất Hiện Nay 612d1fe642c66.jpeg

20+ công ty thiết kế app chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng nhất hiện nay

29/06/2025
Thiết Kế App Giá Rẻ Và Những Lợi Bất Cập Hại Khi Sử Dụng Dịch Vụ Giá Rẻ 612d1fe0e2c12.jpeg

Thiết kế app giá rẻ và những lợi bất cập hại khi sử dụng dịch vụ giá rẻ

29/06/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution