• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Thủ thuật Bảo mật máy tính

7 loại cookie trình duyệt bạn cần biết

@admiz by @admiz
05/05/2021
in Bảo mật máy tính, Thủ thuật
0
7 Loại Cookie Trình Duyệt Bạn Cần Biết 60916c607b446.jpeg

Kể từ khi cuộc bỏ phiếu của E.U. diễn ra vào năm 2012 nhằm đưa ra các cảnh báo cookie bắt buộc, chúng luôn ám ảnh tâm trí người dùng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cookie đều giống nhau. Trên thực tế, có rất nhiều loại cookie khác nhau. Một số loại là cookie tốt, một số khác là cookie xấu. Hãy cùng xem xét kỹ hơn qua bài viết sau đây!

7 loại cookie trình duyệt phổ biến nhất

  • 1. Cookie Session
  • 2. Cookie của bên thứ nhất
  • 3. Cookie của bên thứ ba
  • 4. Cookie Secure
  • 5. Cookie HTTP-Only
  • 6. Cookie Flash
  • 7. Cookie Zombie

1. Cookie Session

Cookie session

Hãy tưởng tượng bạn đang mua sắm trên Amazon. Bạn phải nhớ tất cả các mặt hàng muốn mua khi duyệt trang web. Không có các Cookie Session (cookie phiên), việc đó sẽ không thể thực hiện được.

Cách đơn giản nhất là coi cookie phiên như bộ nhớ ngắn hạn của một trang web. Chúng cho phép các trang web “nhận ra” bạn khi bạn chuyển từ trang này sang trang khác trong cùng một domain. Nếu không có cookie phiên, bạn sẽ được coi là khách truy cập mới, mỗi lần bạn nhấp vào một liên kết nội bộ mới.

Cookie phiên không thu thập bất kỳ thông tin nào về máy tính và cũng không chứa thông tin nhận dạng cá nhân nào có thể liên kết một phiên với một người dùng cụ thể.

Cookie phiên có tính chất tạm thời. Khi đóng trình duyệt, máy tính của bạn sẽ tự động xóa tất cả các cookie phiên.

2. Cookie của bên thứ nhất

Còn được gọi là cookie liên tục, cookie vĩnh viễn và cookie được lưu trữ, Cookie First-Party (cookie của bên thứ nhất) gần giống với bộ nhớ dài hạn của một trang web. Chúng giúp các trang web ghi nhớ thông tin và cài đặt của người dùng khi họ truy cập lại chúng trong tương lai.

Nếu không có các cookie này, các trang web sẽ không thể nhớ các tùy chọn như cài đặt menu, theme, lựa chọn ngôn ngữ và bookmark (dấu trang) nội bộ giữa các phiên. Với cookie của bên thứ nhất, bạn có thể thực hiện các lựa chọn nêu trên trong lần truy cập đầu tiên của mình và chúng sẽ được duy trì cho đến khi cookie hết hạn.

Hầu hết các cookie loại này hết hạn sau một hoặc hai năm. Nếu bạn không truy cập trang web trong khung thời gian kể trên, trình duyệt sẽ tự động xóa cookie. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể loại bỏ chúng theo cách thủ công.

Cookie của bên thứ nhất cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác thực người dùng. Nếu bạn đã vô hiệu hóa chúng, bạn sẽ cần nhập lại thông tin đăng nhập mỗi lần truy cập vào một trang web.

Về nhược điểm, các công ty có thể sử dụng loại cookie này để theo dõi người dùng. Không giống như cookie phiên, chúng ghi lại thông tin về thói quen duyệt web của người dùng trong toàn bộ thời gian chúng được kích hoạt.

3. Cookie của bên thứ ba

Cookie của bên thứ ba

Cookie Third-Party (Cookie của bên thứ ba) là những cookie xấu. Việc loại cookie này có tiếng xấu như vậy đối với những người dùng Internet là có lý do của nó.

Đối với cookie của bên thứ nhất, domain của cookie sẽ khớp với domain của trang web mà người dùng đang truy cập. Tuy nhiên, cookie của bên thứ ba lại có nguồn gốc từ một domain khác.

Vì nó không đến từ trang web mà người dùng đang truy cập, nên cookie của bên thứ ba không cung cấp bất kỳ lợi ích nào như cookie phiên và cookie của bên thứ nhất mà bài viết vừa đề cập ở trên.

Thay vào đó, mục đích duy nhất của cookie bên thứ ba là theo dõi người dùng. Việc theo dõi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Các cookie có thể tìm hiểu về lịch sử duyệt web, hành vi trực tuyến, nhân khẩu học, thói quen chi tiêu của người dùng và hơn thế nữa.

Nhờ khả năng theo dõi này mà cookie của bên thứ ba đã trở thành đối tượng yêu thích của các mạng quảng cáo, nhằm mục đích tăng doanh số và số lần người dùng truy cập trang của họ.

Ngày nay, hầu hết các trình duyệt đều cung cấp một cách đơn giản để chặn cookie của bên thứ ba. Bài viết khuyến nghị bạn nên tiến hành các bước này trên trình duyệt đang dùng để giữ an toàn khi duyệt web.

Nếu sử dụng Chrome, hãy đi tới phần More > Settings > Advanced > Privacy and Security > Content Settings > Cookies > Block Third-Party Cookies.

Với trình duyệt Mozilla Firefox, vui lòng tham khảo bài viết: Cách chặn cookie theo dõi trên Firefox để biết cách thực hiện.

4. Cookie Secure

Ba loại cookie mà bài viết đã đề cập cho đến nay là những loại phổ biến nhất. Nhưng còn một vài loại cookie khác người dùng cũng nên biết.

Đầu tiên là Cookie Secure (cookie bảo mật). Nó chỉ có thể truyền qua một kết nối được mã hóa, thường là HTTPS.

Chừng nào thuộc tính “Secure” (bảo mật) của cookie này vẫn còn phát huy tác dụng, thì người dùng sẽ không thể truyền cookie qua một kênh không được mã hóa. Nếu không có thuộc tính bảo mật như vậy, cookie sẽ được gửi bằng văn bản mà ai cũng có thể đọc được, do đó nó có thể bị chặn bởi các bên thứ ba trái phép.

Tuy nhiên, ngay cả khi yếu tố bảo mật được đảm bảo, các nhà phát triển vẫn không nên sử dụng cookie để lưu trữ thông tin nhạy cảm. Trong thực tế, thuộc tính “Secure” chỉ bảo vệ tính bảo mật của cookie. Những kẻ tấn công mạng có thể ghi đè cookie bảo mật từ một kết nối không an toàn. Điều này đặc biệt đúng nếu một trang web có cả phiên bản HTTP và HTTPS.

5. Cookie HTTP-Only

Cookie bảo mật thường cũng là Cookie HTTP-Only (cookie chỉ có HTTP). Hai thuộc tính “Secure” và “HTTP-only” hoạt động song song để giúp giảm tác động từ một cuộc tấn công cross-site scripting (XSS) tới cookie. XSS là một kỹ thuật tấn công buộc 1 trang web phải hiển thị các đoạn mã độc, sau đó các mã này sẽ được thực thi trên trình duyệt web của người dùng.

Trong một cuộc tấn công XSS, một hacker sẽ truyền mã độc vào các trang web đáng tin cậy, buộc trang web phải hiển thị các đoạn mã độc, sau đó các mã này sẽ được thực thi trên trình duyệt web của người dùng. Một trình duyệt không thể cho người dùng biết tập lệnh nào là không đáng tin cậy. Do đó, tập lệnh có thể truy cập dữ liệu của trình duyệt về trang web bị nhiễm mã độc, bao gồm cả cookie.

Một cookie bảo mật không thể được truy cập bằng các ngôn ngữ lập trình (như JavaScript), do đó nó không thể tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công như vậy.

6. Cookie Flash

Cookie Flash

Cookie Flash là loại siêu cookie phổ biến nhất. Một siêu cookie thực hiện nhiều chức năng giống như cookie thông thường, nhưng chúng khó tìm và xóa hơn.

Trong trường hợp của cookie Flash, các nhà phát triển sử dụng plugin Flash để ẩn cookie các công cụ quản lý cookie gốc của trình duyệt.

Cookie Flash có sẵn cho tất cả các trình duyệt (vì vậy sử dụng một trình duyệt cho tài khoản thẻ tín dụng và một trình duyệt khác để tải xuống torrent sẽ có lợi ích bảo mật không đáng kể). Cookie Flash có thể chứa 100KB dữ liệu trong khi cookie HTTP chỉ có khoảng 4KBb mà thôi.

7. Cookie Zombie

Cookie Zombie

Cookie zombie được liên kết chặt chẽ với cookie Flash. Một cookie zombie có thể tự tạo lại ngay lập tức sau khi ai đó xóa nó đi. Việc tái tạo có thể thực hiện được nhờ các bản sao được lưu trữ bên ngoài thư mục cookie thông thường của trình duyệt, thường là Flash Local Shared Object hoặc HTML5 Web Storage.

Việc tái tạo dựa trên công nghệ Quantcast. Vì cookie Flash lưu trữ ID người dùng duy nhất trong thư mục lưu trữ của Adobe Flash player, nên Quantcast có thể áp dụng lại nó vào cookie HTTP mới nếu cookie cũ bị xóa.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là không phải tất cả các cookie đều xấu. Không có chúng, web sẽ không thể hoạt động theo cách chúng ta mong đợi.

Tuy nhiên, biết cách quản lý cookie là một phần thiết yếu để giữ an toàn khi trực tuyến.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • Xóa cookies trong các trình duyệt phổ biến
  • Cookie trong PHP
  • Cách xóa cache và cookies trên Chrome, Firefox và Cốc Cốc
  • Apple tuyên bố ngừng hỗ trợ Flash trên Safari
  • Google lên kế hoạch “thanh trừng” cookie theo dõi của bên thứ ba
  • Virus máy tính là gì? Các con đường lây lan của virus máy tính
Post Views: 101
Previous Post

Sửa lỗi driver ngắt kết nối khi liên kết với kết nối WiFi

Next Post

Cách khắc phục lỗi VPN Error 800

Related Posts

So Sanh Microsoft Edge Va Brave 1
Phần Mềm

Nên chọn Microsoft Edge hay Brave làm trình duyệt web mặc định?

18/01/2022
Google Inbox 1
Phần Mềm

Tìm hiểu về ứng dụng email Google Inbox

18/01/2022
Chrome 1
Phần Mềm

Chrome duy trì ngôi vị số 1 toàn cầu suốt tháng 5

18/01/2022
Lac De Chuyen Bai Hat Tren Zing Mp3 1
Android

Cách lắc để chuyển bài hát trên Zing Mp3

26/12/2021
Chuyen Sang Dinh Dang 24 Gio Tren Android 1
Android

Cách chuyển sang định dạng 24 giờ trên Android

26/12/2021
Gmail Tin Nang Nhac Nho 700 1
Phần Mềm

Cách dùng tính năng nhắc nhở trên Gmail

18/01/2022
Next Post
Cách Khắc Phục Lỗi Vpn Error 800 60916c6395250.jpeg

Cách khắc phục lỗi VPN Error 800

Bài mới nhất

Giải Pháp Tích Hợp Crm Vào Website Cho Chiến Dịch Marketing Hiệu Quả 612d0ebecbfca.jpeg

Giải pháp tích hợp CRM vào website cho chiến dịch Marketing hiệu quả

08/05/2025
4 Lưu ý Khi Sử Dụng Email Marketing Hiệu Quả Tránh Spam Cho Doanh Nghiệp 612d0db271290.jpeg

4 Lưu ý khi sử dụng email marketing hiệu quả tránh spam cho doanh nghiệp

07/05/2025
Tổng Hợp 10 Mẫu Email Marketing Giới Thiệu Sản Phẩm Nổi Bật Nhất Hiện Nay 612d0da97658c.png

Tổng hợp 10 mẫu email marketing giới thiệu sản phẩm nổi bật nhất hiện nay

07/05/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Tại Hải Dương Chuyên Nghiệp, ấn Tượng Và Uy Tín 612d25752b14f.png

Dịch vụ thiết kế website tại Hải Dương chuyên nghiệp, ấn tượng và uy tín

06/05/2025
Top Công Ty Thiết Kế Website Tại Biên Hòa Chuyên Nghiệp, Chuẩn Seo 612d259494e93.jpeg

Top công ty thiết kế website tại Biên Hòa chuyên nghiệp, chuẩn SEO

06/05/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution