Luôn là một trong những chiến lược nhưng không bao giờ chạm đến hai từ “lỗi thời”, mô hình 4P trong Marketing được hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn và áp dụng trong kinh doanh. Bởi tính điển hình cũng như những hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn.
Cùng NQ News theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây để tìm hiểu xem 4P trong Marketing là gì và các bước triển khai Marketing 4P hiệu quả mà bạn cần biết.
4P trong Marketing là gì?
4P Marketing hay Marketing hỗn hợp là một mô hình Marketing được ra đời vào năm 1953 bởi Neil Borden. Và được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản bao gồm sản Product, Price, Place và Promotion tương đương với sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá.
4P trong Marketing là gì?
Đây là mô hình thường được hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hay các cá nhân bất kỳ ứng dụng để làm công cụ tiếp thị. Chúng giúp đạt được trọng tâm tiếp thị trong các thị trường mục tiêu và mang đến cho doanh nghiệp những hiệu quả đáng kể về doanh thu.
NQ News cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website…) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
Các bước triển khai Marketing 4P hiệu quả
Khả năng sáng tạo và nắm bắt được xu hướng là yếu tố quan trọng bắt buộc cần phải có của một người quản trị Marketing. Tuy nhiên, điều đó là không đủ, bạn cần nắm rõ các bước triển khai mô hình 4P trong Marketing để đạt được hiệu quả cao dưới đây.
Bước 1: Xác định USP
Xác định USP (Unique Selling Point) hay điểm bán hàng độc đáo là những giá trị riêng biệt chỉ có trên các dòng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Điểm khác biệt này được xem là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp của bạn nổi trội hơn hẳn so với đối thủ.
Xác định USP là bước đầu khi triển khai mô hình 4P trong Marketing
Bạn có thể sử dụng bảng khảo sát người tiêu dùng để xác định được các tính năng, đặc điểm hay lợi ích của sản phẩm mà khách hàng yêu thích để phát triển và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ.
Bước 2: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Hiểu rõ các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng đưa ra các đề nghị đúng với insight khách hàng mà mình đang hướng tới. Từ đó việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn.
Để xác định được một cách rõ ràng và chi tiết về khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi như
- Đối tượng nào sẽ mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn?
- Những vấn đề mà họ gặp phải là gì?
- Họ mong muốn sản phẩm của bạn có thể đáp ứng họ như thế nào?
Bước 3: Phân tích đối thủ
Bước tiếp theo mà bạn nhất định phải thực hiện trong mô hình triển khai 4P trong Marketing chính là tìm hiểu, phân tích và đánh giá thật kỹ càng và chi tiết một số thông tin của đối thủ.
Phân tích đối thủ kỹ càng và chi tiết
Ví như giá cả sản phẩm, các lợi ích đi kèm cho khách hàng như ưu đãi, giảm giá, bảo hành. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra một mức giá phù hợp, khách quan và thực tế đối với người tiêu dùng trên thị trường.
Bước 4: Đánh giá kênh phân phối
Tại bước đánh giá kênh phân phối, các marketer cần phải tìm hiểu được nơi mà các đối tượng khách hàng tiềm năng thường tìm mua sản phẩm và các kênh mạng xã hội mà họ thường sử dụng.
Từ đó có thể cân nhắc và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn các hình thức marketing cũng như các kênh phân phối phù hợp.
Lý do là vì hiện nay, có nhiều kênh như website, facebook hay youtube có thể target lượng lớn khách hàng trong một phạm vi rộng rãi. Trong khi đó các marketer sẽ chỉ tập trung đẩy mạnh một khu vực địa lý hay một kênh phân phối khi sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định.
Bước 5: Phát triển truyền thông
Sau khi đã thiết lập các mức giá phù hợp cho sản phẩm và xác định được các đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến thì bạn cần thực hiện ngay các chiến lược truyền thông marketing.
Xây dựng chiến lược truyền thông
Có rất nhiều phương thức quảng cáo mà bạn có thể lựa chọn nhưng dù là cách nào thì bạn cũng cần đảm bảo làm nổi bật được các lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đồng thời thu hút được lượng lớn khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chiến lược Marketing và 6 ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng
Bước 6 Kiểm tra tổng thể
Sau khi đã hoàn tất các bước nói trên, bạn cần phải xác định xem 4 yếu tố bao gồm sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá đã thực sự ăn khớp với nhau hay chưa bởi 4 yếu tố này đều bị phụ thuộc, có sự liên quan nhất định lẫn nhau và là sự kết hợp tạo nên thành công của mọi chiến dịch 4P trong Marketing.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiến hành kiểm tra một cách tổng thể để xác định tính hiệu quả của chiến dịch.
Mối liên hệ giữa Marketing 4P và Marketing Mix
Khi tìm hiểu về 4P trong Marketing chắc chắn bạn có thể thấy rằng mô hình này bao gồm 4 yếu tố cơ bản là Product, Price, Place và Promotion. Đây được xem là mô hình Marketing Mix truyền thống tạo nên cơ sở và nền tảng phát triển cho những mô hình Marketing Mix phiên bản về sau.
Mối liên hệ giữa Marketing 4P và Marketing Mix
Cùng sự thay đổi không ngừng của lĩnh vực cung cấp dịch vụ, mô hình 4P đã nhanh chóng được mở rộng hơn và trở thành mô hình 7P trong Marketing với 3Ps được bổ sung thêm. Bao gồm People, Process và Physical evidence tương đương với con người, quy trình cung ứng và điều kiện vật chất.
Như vậy, bài viết mà NQ News chia sẻ trên đây đã giúp doanh nghiệp có thêm được những thông tin hữu ích và cụ thể về 4P trong Marketing. Qua đó doanh nghiệp cũng hiểu rõ 4P Marketing là gì cũng như các bước triển khai chiến lược để vận dụng 4P Marketing một cách tốt nhất trong công việc kinh doanh của mình.
Originally posted 2020-12-08 20:08:00.