• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
NQ NEWS
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kiến thức tổng hợp
    • Development
    • Deep Learning
    • Cloud Computing
    • Kiến thức bảo mật
    • Tin học văn phòng
  • Thủ thuật
    • Phần Mềm
    • Sửa lỗi máy tính
    • Bảo mật máy tính
    • Tăng tốc máy tính
    • Thủ thuật Wifi
  • Quản trị hệ thống
    • Giải pháp bảo mật
    • Mail Server
    • Mạng LAN – WAN
    • Máy chủ
    • Windows Server 2012
  • Tin tức
No Result
View All Result
NQ NEWS
No Result
View All Result
Home Quản trị hệ thống Linux OS

13 distro Linux cho người mới

@admiz by @admiz
08/05/2021
in Linux OS, Quản trị hệ thống
0
13 Distro Linux Cho Người Mới 6094f429d9d36.jpeg

Không giống như Windows hay Mac, Linux có nhiều phiên bản với tên gọi khác nhau. Nếu là người mới tìm hiểu về hệ điều hành này, hẳn bạn sẽ bị lạc giữa vô vàn phiên bản và băn khoăn không biết nên bắt đầu sử dụng bản Linux nào?

Trong bài viết này NQ News sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn mới về một số bản Linux distro phổ biến (cộng thêm một hệ điều hành không phải Linux) và ấn tượng về tính dễ sử dụng của chúng, hy vọng bạn có thể chọn được cho mình một distro phù hợp.

Những bản phân phối Linux tốt cho người mới

  • Ubuntu
  • Debian
  • CentOS
  • Arch
  • LXLE
  • OpenSUSE
  • Fedora
  • Manjaro
  • FreeBSD
  • Linux Mint
  • Tails
  • Solus
  • Gentoo

Dễ hay khó sử dụng?

Người mới nên dùng Linux distro nào?

Linux đang chạy một cuộc đua tồi tệ – bởi các chương trình không được viết để chạy trên Linux, nên rất khó để cài đặt các công cụ…. Tuy nhiên, nhiều người cũng rất ngạc nhiên khi những bản distro thực tế khá dễ sử dụng. Dưới đây là đánh giá mới nhất của chúng tôi về máy tính Linux, các bản distro phổ biến và thân thiện nhất với người dùng mới sử dụng Linux.

Ubuntu

Giao diện hệ điều hành Ubuntu

Khá hay khi gọi Ubuntu là Linux distro mà thậm chí những người dùng “gà mơ” cũng biết đến nó. Ubuntu là distro được biết đến nhiều nhất hiện nay, và nó là tiêu chuẩn thực tế để xâm nhập vào mạng lưới những người dùng Linux mới trong nhiều năm qua. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy tính được cài sẵn Linux, có thể máy tính đó sẽ chạy hệ đều hành Ubuntu. Ubuntu được biết đến là một trong những hệ điều hành thân thiện nhất với người dùng.

  • Hướng dẫn truy cập file Ubuntu Bash trên Windows

Debian

Giao diện Debian

Debian là một trong những bản distro đầu tiên của Linux. Debian sử dụng Linux kernel để phát triển distro của riêng nó. Hệ điều hành này cũng là nền tảng cơ bản cho nhiều distro khác như Ubuntu, Linux Mint và nhiều distro khác nữa. Đây là distro được xây dựng và quản trị kỹ lưỡng nhất. Nó cũng nhận được một số bản sửa lỗi bảo mật quan trọng, bao gồm bản sửa lỗi cho lỗ hổng bảo mật root bắt nguồn từ hơn một thập kỷ trước. Ngay cả khi không được thiết kế rõ ràng, nó vẫn đơn giản với người dùng mới.

CentOS

Giao diện hệ điều hành CentOS

CentOS là phiên bản miễn phí của Red Hat Enterprise Linux. Ý tưởng của bản distro này là cung cấp một lựa chọn miễn phí cho doanh nghiệp và các tổ chức khác đang tìm kiếm một hệ điều hành, bởi CentOS cung cấp nền tảng điện toán doanh nghiệp. CentOS bắt đầu hoạt động từ năm 2004 và nó đã phát triển được một chặng đường dài. Nếu được hỏi CentOS có hợp với người dùng mới không, tôi sẽ trả lời là có.

Arch

Arch Linux

Arch được hiểu là linh hoạt và đơn giản nhất có thể, Arch Linux đã cống hiến khá nhiều cho cộng đồng Linux. Một số cống hiến có trong “‘Twitch Installs Arch Linux”, hay sự đóng góp trong các trò chơi “Twitch Plays Pokemon” và “Twitch Plays DarkSouls”. Gọi Arch là Linux distro mang phong cách Hipster thì có phần không công bằng nhưng nó sẽ mang cho bạn một vài ý tưởng khá hay ho. Tuy nhiên, hệ điều hành này thường chỉ dành cho những người dùng có kinh nghiệm thôi.

LXLE

Giao diện LXLE

LXLE dựa trên nền tảng của Lubuntu và là biến thể của Ubuntu – hệ điều hành sử dụng môi trường máy tính LXDE. Theo biên tập viên Mark Gibbs, LXLE kết hợp sự gọn nhẹ và đơn giản của LXDE với một số tính năng mạnh mẽ và hình ảnh hấp dẫn, có thể chạy ngay cả trên phần cứng cũ. Hơn nữa, hệ điều hành này khá thân thiện với người dùng mới.

OpenSUSE

Giao diện OpenSUSE

OpenSUSE là một phiên bản miễn phí với nguồn mở của SUSE Linux được sản xuất và quảng cáo bởi một công ty Đức cùng tên. Đây là một distro đơn giản, được thiết kế rõ ràng để truy cập và sử dụng dễ dàng. Những động thái gần đây của quá trình phát triển đã chứng minh mã SUSE Enterprise Linux được tích hợp vào sản phẩm mã nguồn mở lần đầu tiên. Có một phiên bản phát hành luôn cập nhật – Tumbleweed – và một bản phân phối ổn định – Leap. OpenSUSE cũng rất thân thiện với người dùng mới.

Fedora

Giao diện Fedora

Fedora là một trong hai nhánh phát triển khi Red Hat ngừng sử dụng Red Hat Linux, hay còn gọi là Red Hat Enterprise Linux (đây là phiên bản thương mại, trên thực tế nó có nguồn gốc từ Fedora). Rõ ràng Fedora là một biến thể miễn phí, và là một trong những hệ điều hành được hỗ trợ tốt nhất, phát triển nhanh nhất hiện nay.

Fedora khá thân thiện với người dùng, dù có kiểm soát nghiêm ngặt việc cài đặt những phần mềm miễn phí nhưng nó vẫn dễ dùng với người mới.

Manjaro

Giao diện Manjaro

Manjaro được xây dựng với tiêu chí tạo ra một hệ điều hành Linux thân thiện với người dùng – dễ cài đặt và không gây khó khăn cho người sử dụng không chuyên. Do đó, nếu mới tìm hiểu về Linux thì Manjaro có thể là bản distro đầu tiên bạn nên thử.

FreeBSD

Giao diện FreeBSD

Chúng ta đều biết rằng FreeBSD không phải là bản phân phối Linux. Tuy nhiên, FreeBSD vẫn khá phổ biến trong một số lĩnh vực của cộng đồng phần mềm miễn phí. Hệ điều hành này phù hợp với những người có kinh nghiệm về kỹ thuật, nhưng sẽ gây khó khăn đối với những người mới sử dụng.

Linux Mint

Giao diện Linux Mint

Nếu Ubuntu là distro Linux nổi tiếng nhất thì Mint lại là thách thức chính của nó. Rất nhiều người nghĩ rằng người Mint đã soán ngôi của Ubuntu. Mint nổi tiếng dễ sử dụng, mặc dù năm ngoái Mint vướng vào một sự cố – vụ vi phạm bảo mật năm 2016 đã cho thấy trang web phân phối ISO tổn hại nghiêm trọng – nó vẫn là một lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu sử dụng Linux.

  • Phân biệt Ubuntu và Linux Mint

Tails

Tails

Tiếp theo là bản phân phối Linux giải quyết một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với người dùng PC vào năm 2019. Mối quan tâm đó là quyền riêng tư.

Vậy bản phân phối này có gì đặc biệt? Trước hết, tất cả các kết nối mạng được định tuyến thông qua Tor – một mạng ẩn danh kết nối người dùng với Internet bằng cách chuyển các liên lạc trực tuyến qua một web các rơle chuyên dụng, khiến các hoạt động trực tuyến gần như không thể bị theo dõi.

Tails được thiết kế dưới dạng portable, có nghĩa là nó chỉ sử dụng RAM và không để lại dấu vết về những gì người dùng đã sử dụng trên đó (dữ liệu có thể được lưu trữ trên phương tiện di động).

Nó đi kèm với một loạt các công cụ mã hóa dựa trên quyền riêng tư như một trình nhắn tin tức thời, trình quản lý mật khẩu KeePassX và các công cụ mã hóa email. Điều quan trọng, LibreOffice có sẵn nhằm đáp ứng cho hầu hết các nhu cầu về năng suất của người dùng.

  • Hướng dẫn cài Tails trên Windows

Solus

  • Cách cài đặt Solus Linux

Solus

Solus là một nhân tố mới so với các bản phân phối được đề cập trong danh sách này, nhưng nó đã thu hút được sự chú ý rất lớn từ người dùng. Solus là một bản phân phối hoàn chỉnh và độc lập, cung cấp cho người dùng một trải nghiệm rất ấn tượng.

Mặc dù hoàn toàn độc lập, nhưng Solus vẫn có kho lưu trữ mạnh mẽ bao gồm bất kỳ phần mềm nào người dùng cần. Nó là một bản phân phối rolling release (có nghĩa là chỉ cần cài đặt một lần và nó sẽ tự cập nhật lên phiên bản mới nhất), vì vậy người dùng có thể an tâm rằng phần mềm luôn cập nhật.

Solus đã tạo ra môi trường desktop của riêng mình, Budgie, và trình quản lý gói riêng của mình, eopkg. Budgie là một desktop hiện đại, đẹp mắt, cung cấp giao diện trực quan và độc đáo nhưng vẫn rất gần gũi đối với người dùng mới. Eopkg chia sẻ rất nhiều cú pháp với Debian Apt, mang lại cho người dùng một hệ thống gói dễ quản lý.

Solus là bản phân phối desktop độc quyền tính đến thời điểm hiện tại. Rõ ràng là các nhà phát triển muốn tập trung vào việc làm cho desktop hoàn chỉnh nhất có thể.

Gentoo

Gentoo

Gentoo có vẻ như là một lựa chọn kỳ quặc nếu bạn đã chú ý đến tất cả các meme và những ồn ào xung quanh nó. Tuy nhiên, Gentoo không phải là một trò đùa. Nó dễ dàng phân phối linh hoạt và có thể cấu hình nó ở mức ổn định hoặc vô cùng mạnh mẽ khi cần. Về cơ bản, Gentoo là bất cứ điều gì người dùng muốn.

Gentoo là một bản phân phối dựa trên mã nguồn, nghĩa là khi cài đặt người dùng có thể biên dịch mọi gói muốn cài từ mã nguồn của nó. Mặc dù việc này cần thêm chút thời gian, nhưng nó cũng mang đến cơ hội tùy chỉnh mọi gói để đáp ứng nhu cầu của từng người.

Cho dù đang cài đặt Gentoo trên máy tính để bàn hoặc máy chủ, người dùng đều có thể điều chỉnh nó một cách chính xác. Đối với máy tính để bàn, người dùng có thể chọn môi trường desktop hoặc trình quản lý cửa sổ. Gentoo không tự mình quyết định bất cứ điều gì mà không có sự cho phép của người dùng, thậm chí ngay cả với Systemd. Nếu không muốn, người dùng không cần phải cài đặt các yếu tố đó.

Về mặt bảo mật, dự án Gentoo Hardened là một trong những dự án tốt nhất trong một bản phân phối Linux để tăng tính bảo mật tổng thể cho nó. Ngay cả khi không có các bản sửa lỗi GRSecurity (trước đây là một phần lớn của dự án), Gentoo Hardened vẫn là một lựa chọn tuyệt vời cho việc bảo mật máy chủ hoặc máy tính để bàn.

Bất kỳ bản phân phối nào trong danh sách này cũng là một lựa chọn đáng xem xét. Nếu mới sử dụng Linux, hãy dùng thử Elementary hoặc Solus. Người dùng thậm chí có thể dùng Debian để thử nghiệm ổ đĩa.

Người dùng có nhiều kinh nghiệm hơn nên xem xét Debian và Antergos. Gentoo không giống với bất cứ thứ gì bạn đã từng sử dụng trước đây. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.

Một trong những điều thực sự tuyệt vời về Linux là số lượng các tùy chọn và sự đa dạng mà nó mang lại.

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã chọn được bản distro nào phù hợp với mình chưa? Nếu có câu hỏi hay ý kiến gì, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • So sánh những bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay
  • 13 bản phân phối Linux nhẹ đem lại cuộc sống mới cho máy tính cũ
  • 10 bản phân phối Linux có thể bạn chưa biết
  • 5 ứng dụng remote desktop tốt nhất cho Linux giúp truy cập máy tính từ xa
  • Những Linux distro được sử dụng trong thiết bị IoT
  • Scan tài liệu trên điện thoại Android với Camscanner
  • Không chỉ Netflix, các App Developer khác cũng có thể chặn Android đã root tải ứng dụng về máy
  • Tải Ubuntu ngay trong Windows Store thôi anh em
  • Cách bật và sử dụng Flatpak trên Fedora
Post Views: 229
Previous Post

Pop!_OS là gì? Nó có giống Ubuntu không?

Next Post

Phân biệt Ubuntu và Linux Mint

Related Posts

Quicktime Player Logo650 1
macOS

Cách ghép video trên macOS bằng QuickTime Player

26/12/2021
Kali Linux 2021 4 700 1
Linux

Kali Linux 2021.4: Thêm 9 công cụ mới và hỗ trợ tốt hơn cho Apple M1

26/12/2021
Openbsd La Gi 1
Linux

OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!

26/12/2021
Mac Os Xoa Ung Dung Cai Dat Logo640 1
macOS

Cách gỡ, xóa ứng dụng trên Mac OS

26/12/2021
Tim Thu Vien Anh Photos Library Tren May Mac700 1
macOS

Hướng dẫn tìm thư viện ảnh Photos Library trên máy Mac

26/12/2021
So Sanh Macbook Pro Macbook Air Va Ipad Pro 1
macOS

So sánh MacBook Pro 13 inch với MacBook Air và iPad Pro

26/12/2021
Next Post
Phân Biệt Ubuntu Và Linux Mint 6094f421879e5.jpeg

Phân biệt Ubuntu và Linux Mint

Bài mới nhất

Struts Là Gì, Thành Phần Cơ Bản Và Cơ Chế Hoạt động Của Struts Framework 612d21d75bd5f.jpeg

Struts là gì, thành phần cơ bản và cơ chế hoạt đ%9

07/07/2025
Robot.txt Là Gì? Cách Hoạt động Và Lý Do Vì Sao Nên Cài đặt Cho Website? 612d2146bfd36.png

Robot.txt là gì? Cách hoạt động và lý do vì sao nên cài đặt cho website?

06/07/2025
Dịch Vụ Thiết Kế Website Có Chịu Thuế Gtgt Không? 612d252d3ba16.jpeg

Dịch vụ thiết kế website có chịu thuế gtgt không?

06/07/2025
Kích Thước Website Chuẩn Khi Thiết Kế Là Bao Nhiêu? 612d252822828.jpeg

Kích thước website chuẩn khi thiết kế là bao nhiêu?

05/07/2025
Các Phần Mềm Tạo App Mobile Miễn Phí, Không Cần Code 612d1eadb53e0.jpeg

Các phần mềm tạo app mobile miễn phí, không cần code

05/07/2025

Danh mục

  • Android
  • Bảo mật máy tính
  • Bảo mật, Antivirus
  • Chuyện công nghệ
  • Deep Learning
  • Development
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Dịch vụ nhà mạng
  • Giải pháp bảo mật
  • Hệ thống
  • Hệ thống
  • iPhone
  • Kiến thức bảo mật
  • Kiến thức cơ bản phổ thông
  • Kiến thức Marketing căn bản
  • Kiến thức tổng hợp
  • Lập trình
  • Linux
  • Linux OS
  • macOS
  • Mail Server
  • Mạng LAN – WAN
  • Máy ảo
  • Máy chủ
  • ms excel
  • ms-powerpoint
  • Nền tảng điện toán đám mây
  • Phần cứng
  • Phần Mềm
  • Quản trị hệ thống
  • Raspberry Pi
  • Sửa lỗi máy tính
  • Tăng tốc máy tính
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật Wifi
  • Tiện ích hệ thống
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Uncategorized
  • Ứng dụng
  • Website
  • Windows Server 2012

Thẻ

#app #chatbot #chatbot tự động #CRM #Kiến thức cơ bản #Techblog #Thiết kế website Android apple CPU Email Marketing Google Google Drive hacker HTML hàm python hàm python có sẵn hình nền hình nền máy tính học css học python học SQL ios iphone iphone 12 iPhone X macos Microsoft mssql MS SQL Server ngôn ngữ lập trình python Raspberry Pi Samsung smartphone SQL SQL Server tham số trong C thủ thuật windows 10 tài liệu python windows windows 10 YouTube điện thoại thông minh ứng dụng
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 Pha Le Solution

No Result
View All Result
  • Home

© 2022 Pha Le Solution